21% dân số Việt Nam sở hữu tài sản số nhưng thiếu khung pháp lý quản lý
Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Chính sách thuế - tài sản số và trách nhiệm của doanh nghiệp".
Phác họa bức tranh về tài sản số hiện nay tại Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam Phan Đức Trung cho biết, theo báo cáo của tổ chức Chainalysis chuyên về phân tích thị trường, năm 2022, dòng tài sản số hay là tài sản mã hóa vào thị trường Việt Nam khoảng 100 tỷ USD.
Đến năm 2023, con số này tăng là 120 tỷ USD. Năm 2021-2022, Việt Nam luôn nằm trong tốp 3 trên toàn cầu về người dân sở hữu tài sản số (nghĩa là 21% dân số Việt Nam sở hữu) chỉ sau UAE và Hoa Kỳ. Năm 2023, Việt Nam tụt 5 hạng, đứng thứ 7. Trong khi, hai quốc gia sát Việt Nam là Thái Lan và Singapore đã vươn lên đứng thứ 5 và 3.
Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) Đậu Anh Tuấn cũng cho rằng, Việt Nam chưa có khung pháp lý chính thức nên thời gian vừa qua có những hoạt động đầu tư kinh doanh buộc phải rời bỏ Việt Nam. Ví dụ như Tập đoàn Sky Mavis, một tập đoàn kỳ lân công nghệ của Việt Nam có hệ sinh thái game, là doanh nghiệp thuần Việt Nam nhưng cuối cùng chọn Singapore làm nơi đóng trụ sở.
Cũng chính do thiếu khung pháp lý nên thời gian qua có những trục trặc như tài khoản Facebook giá trị có thể lên tới hàng trăm triệu, thậm trí hàng tỷ đồng nhưng khi có tranh chấp chuyển nhượng liên quan đến tài khoản ấy thì pháp luật hiện nay chưa có căn cứ nào để xử lý.
Một trong những điểm mới và tương đối nổi bật trong dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số là: Lần đầu tiên đưa ra khái niệm về tài sản số. Khi có khung pháp lý chính thức thì hoạt động đầu tư kinh doanh theo lĩnh vực này sẽ có tiền đề hình thành và phát triển ổn định.
Ủng hộ xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số, ông Đậu Anh Tuấn nhận định: "Vì khi có pháp lý, công nghiệp công nghệ số dần được hình thành, phát triển mạnh mẽ, quyền và lợi ích của những người tham gia trong lĩnh vực này được bảo vệ".
Liên quan đến vấn đề này, Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) Trương Bá Tuấn cho hay, tài sản số có thể sử dụng với nhiều mục tiêu khác nhau. Nếu thừa nhận và quản lý nó như tài sản thì đòi hỏi không chỉ sự tham gia của Bộ Tài chính mà của nhiều bộ, ngành có liên quan. Nếu dự thảo Luật được Quốc hội thông qua tại kỳ họp tới đây, trong đó đưa ra được định nghĩa về tài sản số cũng như các nội dung có liên quan, thì trong phạm vi và chức năng, Bộ Tài chính sẽ triển khai thực hiện các vấn đề liên quan, bao gồm cả hoàn thiện chính sách về thuế với các nghĩa vụ thuế phát sinh liên quan đến giao dịch chuyển nhượng tài sản số đó. Còn nếu trong trường hợp pháp luật thuế chưa bao quát được các hoạt động liên quan đến tài sản số thì không có căn cứ để hoàn thiện pháp luật về thuế. Bởi pháp luật về thuế chỉ quy định về thuế gắn với đặc trưng, đặc điểm, hoạt động quy định ở pháp luật chuyên ngành. Như vậy, cần sự đồng bộ trong hoàn thiện các pháp luật có liên quan.
- Hướng dẫn xác định giá dịch vụ ngày giường bệnh
- Hướng dẫn chế độ báo cáo về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp
- Bảo đảm an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ Online Banking
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam tại cửa khẩu
- "Điểm danh" 56 đơn vị hành chính cấp xã mới của Hà Nội
- Đề xuất nhiều chính sách trợ cấp với cán bộ không đủ tuổi tái cử tự nguyện nghỉ hưu sớm
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam tại cửa khẩu
- 0 aA Chỉ đạo, quyết định của Chính phủ - Thủ tướng Chính phủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam tại cửa khẩu