4 triệu chứng ở chân cảnh báo bệnh tiểu đường đã nghiêm trọng
Do tổn thương dây thần kinh và máu không lưu thông tốt, người mắc bệnh tiểu đường có thể bị loét, nhiễm trùng… ở chân.
Bệnh tiểu đường loại 2 có thể âm thầm phá hoại cuộc sống của người bệnh với những biểu hiện không rõ rệt như mệt mỏi và đi tiểu thường xuyên. Nhiều người thường bỏ qua các triệu chứng này, coi đây là vấn đề bình thường hằng ngày do áp lực công việc, cuộc sống.
Sau một thời gian, chỉ số glucose (đường) trong máu tăng cao gây ra một số biến chứng nghiêm trọng bao gồm các vấn đề ở bàn chân như loét, nhiễm trùng, đau xương, đau khớp. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có khả năng phải cắt cụt chi.
Theo Webmd, 2 nguyên nhân gây ra các vấn đề trên gồm:
Bệnh thần kinh do tiểu đường: Bệnh tiểu đường không được kiểm soát có thể gây tổn thương cho dây thần kinh ở bàn chân khiến người bệnh không cảm thấy nóng, lạnh hoặc đau ở đó, các cơ ở bàn chân không hoạt động bình thường.
Bệnh mạch máu ngoại biên: Bệnh tiểu đường cũng ảnh hưởng đến lưu lượng máu. Nếu máu không lưu thông tốt, vết thương sẽ lâu lành hơn, có nguy cơ loét hoặc hoại tử (mô chết do thiếu máu).
Người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cần kiểm tra chân thường xuyên. Ảnh minh họa: Newsteppodiatry
Bác sĩ thường khuyến nghị người mắc bệnh tiểu đường loại 2 thay đổi lối sống để kiểm soát lượng đường trong máu gồm chế độ ăn uống và tập thể dục. Tổ chức Tiểu đường Vương quốc Anh giải thích: "Bệnh tiểu đường không cấm cản bạn thưởng thức đồ ăn, nhưng biết một số mẹo và thay đổi đơn giản sẽ giúp bạn có lựa chọn lành mạnh, lập kế hoạch cho bữa ăn dễ dàng hơn".
Theo Mirror, Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh ước tính 7% dân số trưởng thành mắc tình trạng này nhưng khoảng 1 triệu người chưa biết mình mắc bệnh. Ngoài ra, tình trạng tiền tiểu đường ảnh hưởng đến 1 trong 9 người lớn ở Anh, tương đương 5 triệu người.
Những con số đáng báo động trên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nắm chắc các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2 và liệu bạn có nguy cơ mắc bệnh hay không. Điều trị sớm là cần thiết để giảm nguy cơ mắc các bất ổn sức khỏe khác bao gồm bệnh tim và đột quỵ.
Tiến sĩ, bác sĩ đa khoa Neel Patel cho biết: "Nhìn chung, những người thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn. Đó là những người có số đo vòng eo lớn, tích trữ quá nhiều mỡ quanh tuyến tụy và gan". Có người thân mắc bệnh tiểu đường (bao gồm cha mẹ hoặc anh chị em ruột) cũng đồng nghĩa bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Bệnh tiểu đường loại 2 có thể âm thầm phá hoại cuộc sống của người bệnh với những biểu hiện không rõ rệt như mệt mỏi và đi tiểu thường xuyên. Nhiều người thường bỏ qua các triệu chứng này, coi đây là vấn đề bình thường hằng ngày do áp lực công việc, cuộc sống.
Sau một thời gian, chỉ số glucose (đường) trong máu tăng cao gây ra một số biến chứng nghiêm trọng bao gồm các vấn đề ở bàn chân như loét, nhiễm trùng, đau xương, đau khớp. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có khả năng phải cắt cụt chi.
Theo Webmd, 2 nguyên nhân gây ra các vấn đề trên gồm:
Bệnh thần kinh do tiểu đường: Bệnh tiểu đường không được kiểm soát có thể gây tổn thương cho dây thần kinh ở bàn chân khiến người bệnh không cảm thấy nóng, lạnh hoặc đau ở đó, các cơ ở bàn chân không hoạt động bình thường.
Bệnh mạch máu ngoại biên: Bệnh tiểu đường cũng ảnh hưởng đến lưu lượng máu. Nếu máu không lưu thông tốt, vết thương sẽ lâu lành hơn, có nguy cơ loét hoặc hoại tử (mô chết do thiếu máu).
Người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cần kiểm tra chân thường xuyên. Ảnh minh họa: Newsteppodiatry
Bác sĩ thường khuyến nghị người mắc bệnh tiểu đường loại 2 thay đổi lối sống để kiểm soát lượng đường trong máu gồm chế độ ăn uống và tập thể dục. Tổ chức Tiểu đường Vương quốc Anh giải thích: "Bệnh tiểu đường không cấm cản bạn thưởng thức đồ ăn, nhưng biết một số mẹo và thay đổi đơn giản sẽ giúp bạn có lựa chọn lành mạnh, lập kế hoạch cho bữa ăn dễ dàng hơn".
Theo Mirror, Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh ước tính 7% dân số trưởng thành mắc tình trạng này nhưng khoảng 1 triệu người chưa biết mình mắc bệnh. Ngoài ra, tình trạng tiền tiểu đường ảnh hưởng đến 1 trong 9 người lớn ở Anh, tương đương 5 triệu người.
Những con số đáng báo động trên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nắm chắc các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2 và liệu bạn có nguy cơ mắc bệnh hay không. Điều trị sớm là cần thiết để giảm nguy cơ mắc các bất ổn sức khỏe khác bao gồm bệnh tim và đột quỵ.
Tiến sĩ, bác sĩ đa khoa Neel Patel cho biết: "Nhìn chung, những người thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn. Đó là những người có số đo vòng eo lớn, tích trữ quá nhiều mỡ quanh tuyến tụy và gan". Có người thân mắc bệnh tiểu đường (bao gồm cha mẹ hoặc anh chị em ruột) cũng đồng nghĩa bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Bé gái 7 tuổi tử vong sau vài tiếng nhập viện ở Thanh Hóa
- Phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm sau khi vô tình đọc báo
- Bé 4 tuổi đi cấp cứu với tiên lượng tử vong do biến chứng đái tháo đường
- 4 triệu chứng ở chân cảnh báo bệnh tiểu đường đã nghiêm trọng
- Bộ Y tế đề xuất cấm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng
- 4 thực phẩm giúp giảm nguy cơ mắc nhiều loại ung thư
- Ngứa cảnh báo tình trạng nguy hiểm không chỉ là bệnh ngoài da khi trời hanh khô
- Căn bệnh khiến nhiều người không bao giờ tỉnh lại vào ngày hôm sau
- Bác sĩ trẻ phát hiện mắc ung thư giai đoạn cuối từ 2 dấu hiệu mờ nhạt