5 loại quả quen thuộc người mắc bệnh tiểu đường nên tránh
Trái cây tốt cho sức khỏe nhưng một số loại có lượng đường cao nên bệnh nhân tiểu đường cần hạn chế.
Những người mắc bệnh tiểu đường thường được khuyên tránh xa các thực phẩm chứa nhiều đường như kẹo, bánh. Bởi vậy, không ít người băn khoăn liệu có phải kiêng cả những loại trái cây ngọt.
Chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ Kate Patton đã đưa ra lời khuyên giúp bệnh nhân tiểu đường yên tâm: “Bạn đừng sợ trái cây”. Cô cũng chia sẻ cụ thể loại trái cây nào nên ăn và nên tránh để tốt nhất cho sức khỏe.
Theo Cleveland Clinic, mặc dù trái cây chứa đường tự nhiên nhưng hàm lượng chất xơ cao của loại thực phẩm này sẽ cân bằng lượng đường. “Chất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa. Điều đó giúp chúng ta cảm thấy no lâu hơn và ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến”, chuyên gia Patton giải thích.
Ngoài ra, lượng carbohydrate lành mạnh trong trái cây sẽ giúp cung cấp năng lượng cho não, tế bào hồng cầu. Trái cây cũng chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa giúp giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim.
Xoài, dứa chứa nhiều đường, bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế. Ảnh: Ban Mai
Loại quả nên ăn
Tất cả trái cây đều tốt ngay cả với bệnh nhân tiểu đường. Nhưng bạn nên sử dụng các loại quả có chỉ số đường huyết thấp để tốt nhất cho sức khỏe. Đây là cách để phân loại thực phẩm chứa carbohydrate và tốc độ làm tăng lượng đường trong máu.
Chỉ số đường huyết dựa trên thang điểm từ 0 tới 100. Các loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp (dưới 50) sẽ không gây ra sự thay đổi lớn về lượng đường trong máu của bạn. Đó là táo, đào, mơ, lê, nho, cam, dâu tây, bưởi, lựu, sung, bơ…
“Các loại rau quả nhiều màu sắc có đủ loại vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Để có những dưỡng tốt nhất, hãy tìm loại trái cây trong nhóm 7 sắc cầu vồng”, chuyên gia Patton khuyên.
Loại quả nên tránh
Không có loại trái cây nào bị coi là xấu hoàn toàn nhưng một vài quả có chỉ số đường huyết cao, khiến lượng đường trong máu của bạn tăng nhanh. Bởi vậy, bạn nên hạn chế chuối, xoài, dứa, nho khô, dưa hấu.
Ngoài ra, trái cây qua chế biến như sốt táo, quả đóng hộp không tốt cho bệnh nhân tiểu đường vì ít chất xơ và có thể được bổ sung thêm đường. Trái cây sấy khô có thể tốt cho sức khỏe nhưng không nên ăn nhiều và bạn hãy chọn loại không đường. Nước ép trái cây cũng không phải lựa chọn tốt do có nhiều đường cô đặc mà thiếu chất xơ.
Bạn nên ăn bao nhiêu trái cây?
Hướng dẫn chế độ ăn uống của Mỹ khuyến nghị mỗi người nên ăn 400g rau quả mỗi ngày dù bạn có bị tiểu đường hay không.
Vì trái cây có nhiều calo và đường hơn rau, chuyên gia Patton khuyên bạn nên ăn 3 phần rau, 2 phần quả. Ngoài ra, hãy cố gắng phân bổ thời gian ăn trái cây trong ngày, đừng ăn hết cả một túi nho cùng lúc.
- Hà Nội: Có thêm 50 ca mắc sởi/tuần, nhiều trẻ phải thở máy
- Nhiều bệnh nhân ung thư sống thêm 10-20 năm
- Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ dấu hiệu ăn không ngon miệng
- Lao động nữ được khám sàng lọc ung thư vú, cổ tử cung như thế nào?
- Lao động nữ được khám sàng lọc ung thư vú, cổ tử cung như thế nào?
- Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ dấu hiệu ăn không ngon miệng
- Người đàn ông phát hiện khối u ác tính từ dấu hiệu đơn giản
- Cực hiếm: Bé gái 'vượt ngàn chông gai' chào đời với 9 vòng dây rốn quấn cổ
- Bệnh tiểu đường ngày càng trẻ hóa, bác sĩ tiết lộ dấu hiệu ‘3 tăng 1 giảm’