6 dấu hiệu ít biết của ung thư phổi
Ung thư phổi không chỉ tác động tới đường hô hấp mà còn bộc lộ triệu chứng trên khuôn mặt, ngón tay của người bệnh.
Ung thư phổi là một trong những loại ung thư gây tử vong nhiều nhất. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư phổi gây ra 1,8 triệu ca tử vong vào năm 2020. Đây là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới và phổ biến thứ 2 ở nữ giới.
Hầu hết các trường hợp ung thư phổi đều có thể phòng ngừa được nên việc thay đổi lối sống rất quan trọng. Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ chính gây ung thư phổi. Các yếu tố khác bao gồm hít phải khói thuốc lá, môi trường làm việc độc hại (tiếp xúc với amiăng, radon và một số hóa chất), ô nhiễm không khí, hội chứng ung thư di truyền và mắc các bệnh phổi mạn tính trước đó.
Hút thuốc là yếu tố nguy cơ hàng đầu của ung thư phổi. Ảnh minh họa: Ban Mai
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, ung thư phổi khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Bệnh thường được chẩn đoán ở giai đoạn tiến triển khi không còn nhiều lựa chọn để điều trị. Vì vậy, việc nhận thức được những dấu hiệu ít phổ biến hơn của căn bệnh này rất quan trọng - đặc biệt với người có nguy cơ cao.
Thông thường, ung thư phổi ảnh hưởng nhiều đến người lớn tuổi. Ở Anh, 40% số bệnh nhân trên 75 tuổi. Người hút thuốc là nhóm có nguy cơ bị ung thư phổi cao nhất, chiếm 70% số ca mắc.
Theo Mirror, có 6 triệu chứng ít phổ biến của ung thư phổi. Đầu tiên là tình trạng thở khò khè. Thứ 2, nếu giọng nói khàn đục kéo dài, mọi người nên đi khám. Thứ 3 là hiện tượng khó nuốt hoặc đau khi nuốt.
Triệu chứng ung thư phổi ít phổ biến thứ 4 là sự thay đổi của ngón tay - sưng lên ở đầu móng tay còn gọi ngón tay dùi trống. Bất kỳ cơn đau nào kéo dài ở vai, lưng hoặc ngực cũng cần được lưu tâm. Cuối cùng, có một triệu chứng xuất hiện trên khuôn mặt hoặc cổ của bệnh nhân ưng thư: sưng tấy.
Các triệu chứng hay được nhắc tới hơn của ung thư phổi bao gồm sụt cân không rõ nguyên nhân, chán ăn, ho dai dẳng hơn 3 tuần và ngày càng nghiêm trọng theo thời gian, đau nhức khi hít vào thở ra. Ngoài ra, ho ra máu cũng là dấu hiệu phổ biến của ung thư phổi cũng như nhiễm trùng ngực tái phát. Nếu bạn liên tục cảm thấy mệt mỏi, không có năng lượng hoặc khó thở, bạn nên đến gặp bác sĩ.
Các phương pháp điều trị ung thư phổi dựa trên mức độ lan rộng và tiền sử bệnh lý của người mắc bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, liệu pháp nhắm trúng đích, liệu pháp miễn dịch. Phẫu thuật thường được sử dụng trong giai đoạn đầu của ung thư phổi nếu khối u chưa di căn sang các vùng khác của cơ thể. Hóa trị và xạ trị có thể giúp thu nhỏ khối u.
- Người phụ nữ trẻ phát hiện mắc ung thư di căn từ dấu hiệu tưởng chừng đơn giản
- Nhiều loại ký sinh trùng tưởng tuyệt chủng bất ngờ xuất hiện lại ở Việt Nam
- Người phụ nữ trẻ phát hiện mắc ung thư di căn từ dấu hiệu tưởng chừng đơn giản
- Người đàn ông mất một nửa lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
- Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
- Người đàn ông mất một nửa lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
- Người bệnh tiểu đường bất ngờ khi nhân viên y tế đưa suất ăn có bát cơm đầy
- Người mẹ gây xôn xao khi mang 9 bào thai cùng một lúc
- Bé gái 7 tuổi tử vong sau vài tiếng nhập viện ở Thanh Hóa