7 nhóm người được ưu tiên khám chữa bệnh theo luật mới
Từ năm 2024, ngoài người bệnh trong tình trạng cấp cứu, 6 nhóm đối tượng khác được ưu tiên khám chữa bệnh theo luật mới.
Từ 1/1/2024, Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) chính thức có hiệu lực. Luật nêu rõ điều đầu tiên trong nguyên tắc khám chữa bệnh là tôn trọng, bảo vệ, đối xử bình đẳng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh.
Ngoài ra, 7 nhóm đối tượng được ưu tiên khám chữa bệnh gồm: Người bệnh trong tình trạng cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, phụ nữ có thai, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người từ đủ 75 tuổi trở lên, người có công với cách mạng phù hợp với đặc thù của cơ sở khám chữa bệnh.
So với Luật Khám bệnh, chữa bệnh cũ (hiệu lực từ năm 2011), nhóm các đối tượng ưu tiên gồm: trường hợp cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng, người từ đủ 80 tuổi trở lên, người có công với cách mạng, phụ nữ có thai.
Ngoài bệnh nhân cấp cứu, có 6 nhóm đối tượng được ưu tiên khám chữa bệnh theo luật mới. Ảnh: Thạch Thảo
Tình trạng cấp cứu theo định nghĩa của Luật mới là sức khỏe hoặc hành vi xuất hiện đột ngột của một người mà nếu không được theo dõi, can thiệp kịp thời có thể dẫn đến suy giảm chức năng cơ thể, tổn thương nghiêm trọng và lâu dài đối với cơ quan, bộ phận cơ thể hoặc tử vong ở người đó hoặc đe dọa nghiêm trọng về sức khỏe, tính mạng đối với người khác.
Ngoài ra, Nhà nước ưu tiên bố trí ngân sách cho việc phát triển cơ sở khám chữa bệnh thuộc y tế cơ sở, hệ thống cấp cứu ngoại viện; tập trung đầu tư cho cơ sở khám chữa bệnh tại khu vực biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Ngoài ra, ưu tiên khám chữa bệnh đối với người có công với cách mạng; trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ cận nghèo; người đang sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người mắc bệnh tâm thần, bệnh phong; người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
Tăng cường phát triển nguồn nhân lực y tế, đặc biệt là nguồn nhân lực thuộc 6 lĩnh vực gồm: Truyền nhiễm, tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, hồi sức cấp cứu; các chuyên ngành, lĩnh vực khác cần ưu tiên để đáp ứng nhu cầu, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.
Nhà nước cũng ưu tiên nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số trong khám chữa bệnh.
Từ 1/1/2024, Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) chính thức có hiệu lực. Luật nêu rõ điều đầu tiên trong nguyên tắc khám chữa bệnh là tôn trọng, bảo vệ, đối xử bình đẳng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh.
Ngoài ra, 7 nhóm đối tượng được ưu tiên khám chữa bệnh gồm: Người bệnh trong tình trạng cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, phụ nữ có thai, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người từ đủ 75 tuổi trở lên, người có công với cách mạng phù hợp với đặc thù của cơ sở khám chữa bệnh.
So với Luật Khám bệnh, chữa bệnh cũ (hiệu lực từ năm 2011), nhóm các đối tượng ưu tiên gồm: trường hợp cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng, người từ đủ 80 tuổi trở lên, người có công với cách mạng, phụ nữ có thai.
Ngoài bệnh nhân cấp cứu, có 6 nhóm đối tượng được ưu tiên khám chữa bệnh theo luật mới. Ảnh: Thạch Thảo
Tình trạng cấp cứu theo định nghĩa của Luật mới là sức khỏe hoặc hành vi xuất hiện đột ngột của một người mà nếu không được theo dõi, can thiệp kịp thời có thể dẫn đến suy giảm chức năng cơ thể, tổn thương nghiêm trọng và lâu dài đối với cơ quan, bộ phận cơ thể hoặc tử vong ở người đó hoặc đe dọa nghiêm trọng về sức khỏe, tính mạng đối với người khác.
Ngoài ra, Nhà nước ưu tiên bố trí ngân sách cho việc phát triển cơ sở khám chữa bệnh thuộc y tế cơ sở, hệ thống cấp cứu ngoại viện; tập trung đầu tư cho cơ sở khám chữa bệnh tại khu vực biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Ngoài ra, ưu tiên khám chữa bệnh đối với người có công với cách mạng; trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ cận nghèo; người đang sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người mắc bệnh tâm thần, bệnh phong; người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
Tăng cường phát triển nguồn nhân lực y tế, đặc biệt là nguồn nhân lực thuộc 6 lĩnh vực gồm: Truyền nhiễm, tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, hồi sức cấp cứu; các chuyên ngành, lĩnh vực khác cần ưu tiên để đáp ứng nhu cầu, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.
Nhà nước cũng ưu tiên nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số trong khám chữa bệnh.
- Cần quy định bắt buộc trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động
- Hướng dẫn xác định giá dịch vụ ngày giường bệnh
- Hướng dẫn xác định giá dịch vụ ngày giường bệnh
- Hướng dẫn chế độ báo cáo về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp
- Bảo đảm an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ Online Banking
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam tại cửa khẩu
- "Điểm danh" 56 đơn vị hành chính cấp xã mới của Hà Nội
- Đề xuất nhiều chính sách trợ cấp với cán bộ không đủ tuổi tái cử tự nguyện nghỉ hưu sớm
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam tại cửa khẩu