Ăn khoai lang đúng cách để ngăn ngừa sỏi thận
Khoai lang chứa nhiều oxalat có thể liên kết với canxi trong thận hình thành sỏi.
Nếu bạn muốn áp dụng chế độ ăn lành mạnh hơn, hãy thêm khoai lang vào danh sách cần mua khi đi siêu thị. Đây là loại thực phẩm được những người tập thể hình ưa chuộng, chứa gấp đôi lượng vitamin A được khuyến nghị hằng ngày, chủ yếu dưới dạng chất chống oxy hóa mạnh beta carotene.
Những người bị tăng huyết áp nên ăn khoai lang chứa nhiều kali, hỗ trợ giảm huyết áp. Ngoài ra, loại củ này có lượng lớn chất xơ góp phần kiềm chế cơn đói.
Tuy nhiên, khoai lang cũng chứa oxalat, có thể liên kết với canxi trong thận hình thành sỏi thận.
Các triệu chứng của sỏi thận. Infographic: AIP
Cách giảm nguy cơ sỏi thận
Hầu hết các loại thực phẩm giàu oxalat như rau chân vịt, hạnh nhân, đậu nành và khoai lang đều rất tốt cho sức khỏe. Vì vậy, bạn không cần phải cắt những thực phẩm này khỏi chế độ ăn uống của mình để ngăn ngừa sỏi thận. Thay vào đó, bạn nên ăn khoai lang với các thực phẩm chứa nhiều canxi như sữa chua, trứng. Hiệp hội Thận Mỹ giải thích khi kết hợp thực phẩm giàu oxalate và canxi, 2 chất này sẽ liên kết trong dạ dày và ruột thay vì trong thận, tránh được nguy cơ bị sỏi thận.
Mọi người cũng nên giảm hấp thụ natri (chất có nhiều trong muối). Natri khiến cơ thể bạn bài tiết nhiều canxi hơn vào nước tiểu, góp phần hình thành sỏi thận.
Khi bạn bị mất nước, nước tiểu sẽ trở nên cô đặc hơn nên các chất hóa học có khả năng hình thành sỏi thận. Uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp giảm nguy cơ sỏi thận bằng cách pha loãng nồng độ nước tiểu.
Những người ăn nhiều protein có nguy cơ mắc cả sỏi canxi oxalat và sỏi axit uric. Sỏi axit uric hình thành khi chế độ ăn giàu purin có trong thịt bò, thịt gia cầm, thịt lợn và cá, dễ khiến nước tiểu có tính axit hơn. Nội tạng động vật như gan có hàm lượng purin cao nhất.
Bổ sung trái cây và rau vào chế độ ăn có thể làm giảm nguy cơ mắc sỏi thận axit uric do khiến nước tiểu có tính kiềm hơn.
Khoai lang chứa đa dạng chất dinh dưỡng nhưng vẫn có một số lưu ý khi ăn. Ảnh: Japan Centre
Tác dụng của khoai lang
Mỗi củ khoai lang cỡ trung bình chứa khoảng 15% giá trị chất xơ cần thiết cho cơ thể bạn hằng ngày. Theo Health Digest, chất xơ hỗ trợ sự phát triển của các vi sinh vật có lợi cho đường ruột, ngăn ngừa táo bón.
Theo Endotext, khoảng một nửa lượng chất xơ trong khoai lang là chất xơ hòa tan, góp phần hạ thấp mức cholesterol trong máu, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim.
Bên cạnh chất xơ, khoai lang còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, đặc biệt giàu beta carotene chủ yếu có trong các loại thực phẩm thực vật màu cam, vàng và xanh lá cây. Theo một nghiên cứu năm 2018 trên tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Mỹ, tiêu thụ nhiều chất chống oxy hóa như beta carotene và vitamin C, cũng có trong khoai lang, liên quan đến giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Tuy nhiên, bạn lưu ý không nên ăn khoai lang quá mức vì có thể khiến da chuyển sang màu vàng cam. Đây là tình trạng vô hại và có thể đảo ngược bằng cách tránh xa các thực phẩm giàu vitamin A trong một thời gian.
- Bé gái 7 tuổi tử vong sau vài tiếng nhập viện ở Thanh Hóa
- Phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm sau khi vô tình đọc báo
- Bé 4 tuổi đi cấp cứu với tiên lượng tử vong do biến chứng đái tháo đường
- 4 triệu chứng ở chân cảnh báo bệnh tiểu đường đã nghiêm trọng
- Bộ Y tế đề xuất cấm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng
- 4 thực phẩm giúp giảm nguy cơ mắc nhiều loại ung thư
- Ngứa cảnh báo tình trạng nguy hiểm không chỉ là bệnh ngoài da khi trời hanh khô
- Căn bệnh khiến nhiều người không bao giờ tỉnh lại vào ngày hôm sau
- Bác sĩ trẻ phát hiện mắc ung thư giai đoạn cuối từ 2 dấu hiệu mờ nhạt