Báo chí thời 4.0 đừng bỏ lỡ chuyến 'tàu cao tốc' AI
Thay vì ngần ngại, sợ hãi trước AI, người làm báo chí nên chủ động đưa trí tuệ nhân tạo vào hoạt động của các tòa soạn.
Những năm gần đây, trí tuệ nhân tạo (AI) đã tác động và làm thay đổi nhiều ngành nghề, bao gồm cả truyền thông, báo chí. Sự nổi lên và phát triển nhanh chóng của AI không chỉ thay đổi cách thức thông tin được tạo ra và phân phối, mà còn định hình lại toàn bộ hệ sinh thái truyền thông.
Tại Tọa đàm ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong truyền thông do Phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam tổ chức, ông Rishad Patel, đồng sáng lập của Splice Media cho rằng, tương lai của báo chí truyền thông không phải AI, cũng không phải nội dung mà ở chính độc giả.
Các tòa soạn, nhà báo cần tìm hiểu nhu cầu thực sự của người dùng là gì để đưa ra các sản phẩm phù hợp. Trí tuệ nhân tạo sẽ đóng vai trò là công cụ hỗ trợ cho các nhà báo, tòa soạn.
AI sẽ giảm tải, giúp ích cho công việc của các nhà báo
Trên thực tế, tại Việt Nam, nhiều nhà báo, phóng viên đang tích cực ứng dụng các công cụ AI trong công việc hàng ngày của mình, như sử dụng ChatGPT, phần mềm gỡ băng, trợ lý tạo ảnh minh họa và nhiều ứng dụng khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cần ứng dụng AI thế nào và ra sao.
Trong hội báo xuân tháng 3/2024, Hội Nhà báo Việt Nam có công bố một cuộc khảo sát về việc áp dụng bộ nguyên tắc đạo đức AI của các tòa soạn. Kết quả cho thấy, 20 lãnh đạo cơ quan báo chí tại Việt Nam cho biết, đơn vị của họ chưa áp dụng nguyên tắc đạo đức AI, 5 tòa soạn chưa biết đến bộ quy tắc nào, chỉ có 5 cơ quan báo chí đang xây dựng và áp dụng bộ quy tắc đạo đức riêng về trí tuệ nhân tạo.
Một số khảo sát khác chỉ ra rằng, khó khăn trong việc triển khai AI tại các cơ quan báo chí nằm ở vấn đề thiếu nhân sự hiểu biết về công nghệ, thiếu chi phí triển khai và thiếu sự đầu tư mua sắm trang thiết bị.
Các chuyên gia chia sẻ tại Tọa đàm ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong truyền thông. Ảnh: Trọng Đạt
Theo ông Nguyễn Hoàng Nhật, Phó Tổng biên tập VietnamPlus, việc ứng dụng AI tại các tòa soạn phần lớn vẫn chỉ mang tính tự phát, chưa có hành lang pháp lý để điều chỉnh.
“Chúng tôi tự thấy cần đưa AI vào trong hoạt động của mình để giảm nhân lực, nâng cao hiệu suất thông tin. AI giúp chúng tôi giải phóng sức lao động trong một số khâu, nhờ đó tập trung vào những công việc khác chất lượng hơn”, Phó Tổng biên tập VietnamPlus nói.
Ông Nhật cho rằng, hiện có nhiều công cụ AI được tạo mới mỗi ngày, nhưng sẽ khó có công cụ AI nào có thể tác động làm thay đổi hoàn toàn báo chí. Tuy nhiên, sự xuất hiện của AI giúp các tòa soạn, đài truyền hình hiểu được độc giả của mình là ai, đánh giá chính xác nhu cầu của họ, từ đó sản xuất ra những nội dung thiết thực và nhân văn hơn.
Ở góc nhìn của một người làm giáo dục và công nghệ, ông Đặng Phạm Thiên Duy, giảng viên cao cấp, Đại học RMIT Việt Nam, cho rằng để đảm bảo sự minh bạch, khi sử dụng AI trong công việc, người dùng cần phải thừa nhận với người khác về việc sản phẩm của mình có sự hỗ trợ của AI.
“Trong các bài báo khoa học, tôi ghi rõ đã sử dụng những công cụ AI nào, model nào. Các nội dung do AI tạo sinh làm ra có thể rất nhanh nhưng chưa chắc đã tốt. Bản chất AI chỉ là công cụ, khi tất cả người làm báo đều sử dụng AI, điều độc giả cần là các bài báo có thú vị hay không”, ông Duy nêu ý kiến.
Người làm báo chí, truyền thông đừng nên sợ hãi AI
Trước đây, nhiều người lo ngại về AI vì có thể gây ra sai sót và thậm chí tạo ra tin giả. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hoàng Nhật, mọi công nghệ khi mới ra đời đều gặp phải hạn chế và sai sót, nhưng chúng sẽ ngày càng hoàn thiện. Nếu chối bỏ những công nghệ mới ngay từ đầu, nền văn minh của nhân loại sẽ không thể phát triển.
“Chúng tôi khuyến khích các phóng viên và biên tập viên sử dụng AI để hỗ trợ công việc. Bản thân tôi cũng sử dụng AI để hỗ trợ công việc hàng ngày. Trợ lý ảo giúp tôi giải quyết công việc nhanh chóng và hiệu quả”, ông Nhật chia sẻ.
Phó Tổng biên tập VietnamPlus - ông Nguyễn Hoàng Nhật. Ảnh: Trọng Đạt
Phó Tổng biên tập VietnamPlus cho rằng, các bạn trẻ có khả năng tiếp cận công nghệ tốt hơn nhiều so với các thế hệ trước. Nếu biết cách sử dụng và tận dụng nhiều công cụ AI, họ sẽ có cơ hội nghề nghiệp rộng mở hơn trong lĩnh vực báo chí, truyền thông.
Trong thời đại kỹ thuật số, báo chí đang có những thay đổi nhanh chóng, với các xu hướng mới liên tục xuất hiện và thay thế các xu hướng cũ, giống như sóng sau đè lên sóng trước.
Trích dẫn câu nói của Chủ tịch Hiệp hội Báo chí thế giới (WAN-IFRA), bà Ladina Heimgartner, ông Nhật nhấn mạnh, báo chí đã để lỡ chuyến tàu công nghệ để rồi thua thiệt trước các nền tảng xuyên biên giới như Google, Facebook. Trong bối cảnh ngày nay, báo chí đừng nên bỏ lỡ chuyến tàu AI mà hãy chủ động đưa trí tuệ nhân tạo vào trong các tòa soạn.
Những năm gần đây, trí tuệ nhân tạo (AI) đã tác động và làm thay đổi nhiều ngành nghề, bao gồm cả truyền thông, báo chí. Sự nổi lên và phát triển nhanh chóng của AI không chỉ thay đổi cách thức thông tin được tạo ra và phân phối, mà còn định hình lại toàn bộ hệ sinh thái truyền thông.
Tại Tọa đàm ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong truyền thông do Phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam tổ chức, ông Rishad Patel, đồng sáng lập của Splice Media cho rằng, tương lai của báo chí truyền thông không phải AI, cũng không phải nội dung mà ở chính độc giả.
Các tòa soạn, nhà báo cần tìm hiểu nhu cầu thực sự của người dùng là gì để đưa ra các sản phẩm phù hợp. Trí tuệ nhân tạo sẽ đóng vai trò là công cụ hỗ trợ cho các nhà báo, tòa soạn.
AI sẽ giảm tải, giúp ích cho công việc của các nhà báo
Trên thực tế, tại Việt Nam, nhiều nhà báo, phóng viên đang tích cực ứng dụng các công cụ AI trong công việc hàng ngày của mình, như sử dụng ChatGPT, phần mềm gỡ băng, trợ lý tạo ảnh minh họa và nhiều ứng dụng khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cần ứng dụng AI thế nào và ra sao.
Trong hội báo xuân tháng 3/2024, Hội Nhà báo Việt Nam có công bố một cuộc khảo sát về việc áp dụng bộ nguyên tắc đạo đức AI của các tòa soạn. Kết quả cho thấy, 20 lãnh đạo cơ quan báo chí tại Việt Nam cho biết, đơn vị của họ chưa áp dụng nguyên tắc đạo đức AI, 5 tòa soạn chưa biết đến bộ quy tắc nào, chỉ có 5 cơ quan báo chí đang xây dựng và áp dụng bộ quy tắc đạo đức riêng về trí tuệ nhân tạo.
Một số khảo sát khác chỉ ra rằng, khó khăn trong việc triển khai AI tại các cơ quan báo chí nằm ở vấn đề thiếu nhân sự hiểu biết về công nghệ, thiếu chi phí triển khai và thiếu sự đầu tư mua sắm trang thiết bị.
Các chuyên gia chia sẻ tại Tọa đàm ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong truyền thông. Ảnh: Trọng Đạt
Theo ông Nguyễn Hoàng Nhật, Phó Tổng biên tập VietnamPlus, việc ứng dụng AI tại các tòa soạn phần lớn vẫn chỉ mang tính tự phát, chưa có hành lang pháp lý để điều chỉnh.
“Chúng tôi tự thấy cần đưa AI vào trong hoạt động của mình để giảm nhân lực, nâng cao hiệu suất thông tin. AI giúp chúng tôi giải phóng sức lao động trong một số khâu, nhờ đó tập trung vào những công việc khác chất lượng hơn”, Phó Tổng biên tập VietnamPlus nói.
Ông Nhật cho rằng, hiện có nhiều công cụ AI được tạo mới mỗi ngày, nhưng sẽ khó có công cụ AI nào có thể tác động làm thay đổi hoàn toàn báo chí. Tuy nhiên, sự xuất hiện của AI giúp các tòa soạn, đài truyền hình hiểu được độc giả của mình là ai, đánh giá chính xác nhu cầu của họ, từ đó sản xuất ra những nội dung thiết thực và nhân văn hơn.
Ở góc nhìn của một người làm giáo dục và công nghệ, ông Đặng Phạm Thiên Duy, giảng viên cao cấp, Đại học RMIT Việt Nam, cho rằng để đảm bảo sự minh bạch, khi sử dụng AI trong công việc, người dùng cần phải thừa nhận với người khác về việc sản phẩm của mình có sự hỗ trợ của AI.
“Trong các bài báo khoa học, tôi ghi rõ đã sử dụng những công cụ AI nào, model nào. Các nội dung do AI tạo sinh làm ra có thể rất nhanh nhưng chưa chắc đã tốt. Bản chất AI chỉ là công cụ, khi tất cả người làm báo đều sử dụng AI, điều độc giả cần là các bài báo có thú vị hay không”, ông Duy nêu ý kiến.
Người làm báo chí, truyền thông đừng nên sợ hãi AI
Trước đây, nhiều người lo ngại về AI vì có thể gây ra sai sót và thậm chí tạo ra tin giả. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hoàng Nhật, mọi công nghệ khi mới ra đời đều gặp phải hạn chế và sai sót, nhưng chúng sẽ ngày càng hoàn thiện. Nếu chối bỏ những công nghệ mới ngay từ đầu, nền văn minh của nhân loại sẽ không thể phát triển.
“Chúng tôi khuyến khích các phóng viên và biên tập viên sử dụng AI để hỗ trợ công việc. Bản thân tôi cũng sử dụng AI để hỗ trợ công việc hàng ngày. Trợ lý ảo giúp tôi giải quyết công việc nhanh chóng và hiệu quả”, ông Nhật chia sẻ.
Phó Tổng biên tập VietnamPlus - ông Nguyễn Hoàng Nhật. Ảnh: Trọng Đạt
Phó Tổng biên tập VietnamPlus cho rằng, các bạn trẻ có khả năng tiếp cận công nghệ tốt hơn nhiều so với các thế hệ trước. Nếu biết cách sử dụng và tận dụng nhiều công cụ AI, họ sẽ có cơ hội nghề nghiệp rộng mở hơn trong lĩnh vực báo chí, truyền thông.
Trong thời đại kỹ thuật số, báo chí đang có những thay đổi nhanh chóng, với các xu hướng mới liên tục xuất hiện và thay thế các xu hướng cũ, giống như sóng sau đè lên sóng trước.
Trích dẫn câu nói của Chủ tịch Hiệp hội Báo chí thế giới (WAN-IFRA), bà Ladina Heimgartner, ông Nhật nhấn mạnh, báo chí đã để lỡ chuyến tàu công nghệ để rồi thua thiệt trước các nền tảng xuyên biên giới như Google, Facebook. Trong bối cảnh ngày nay, báo chí đừng nên bỏ lỡ chuyến tàu AI mà hãy chủ động đưa trí tuệ nhân tạo vào trong các tòa soạn.
- LG Display đầu tư thêm 1 tỷ USD mở rộng sản xuất tại Việt Nam
- Người dân TPHCM đã có thể kết nối với chính quyền bằng App Công dân số
- 'Cái nắm tay' cần thiết dẫn bước doanh nghiệp Việt Nam ra biển lớn
- Yếu tố công nghệ then chốt giúp ông Trump đắc cử, Apple bị soán ngôi
- Xác thực tài khoản bằng số điện thoại mới được đăng, livestream Facebook
- TSMC dừng cung cấp chip tiên tiến cho khách hàng Trung Quốc
- Yếu tố công nghệ then chốt giúp ông Trump đắc cử, Apple bị soán ngôi
- Yếu tố công nghệ then chốt giúp ông Trump đắc cử, Apple bị soán ngôi
- Đẩy mạnh sáng tạo ứng dụng số, ứng dụng AI Make in Viet Nam