Báo chí thực hiện tốt phản biện xã hội, đấu tranh phòng chống tham nhũng
Thứ ba, ngày 26 tháng 3 năm 2024 | 16:46
nhân kỷ niệm 95 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức lễ trao giải báo chí quốc gia lần thứ XIV năm 2019.
Cho rằng báo chí là một trong những ngành đầu tiên bị ảnh hưởng bởi công nghệ 4.0, truyền thông mạng xã hội cũng đặt ra cho báo chí không ít thách thức, Thủ tướng khẳng định báo chí cần giữ vững tinh thần cách mạng, giữ vững niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, tạo đồng thuận và niềm tin xã hội, lan tỏa năng lực tích cực đến mọi người dân, khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc.
“Chúng ta đặt vấn đề quy hoạch lại báo chí để đề cao trách nhiệm với Đảng, Nhà nước và nhân dân, đề cao tính tự chủ của mỗi tờ báo. Đó là điều cần thiết, đúng đắn nhưng còn một vế nữa cần nghiên cứu, hoàn thiện đó là cần xem xét cơ chế tài chính phù hợp để đảm bảo mỗi nhà báo, mỗi tờ báo phải ổn định thu nhập, yên tâm thực hiện tốt sứ mệnh, tôn chỉ mục đích của mình…”, Thủ tướng nói, đồng thời khẳng định Đảng, Nhà nước tạo mọi điều kiện cho nhà báo, báo chí phát triển và cũng luôn lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, tiếng nói của các tầng lớp nhân dân.
Theo thông tin từ ban tổ chức, giải báo chí quốc gia năm 2019 có 1.602 tác phẩm của 110 đơn vị cấp hội trong cả nước tham gia vòng sơ khảo. Hội đồng chung khảo đã chọn được 103 tác phẩm báo chí xuất sắc, gồm: 9 giải A, 21 giải B, 41 giải C và 32 giải khuyến khích. Báo Thanh Niên được trao giải C cho loạt bài Khổ như “chạy” chứng chỉ viên chức của nhóm tác giả Vũ Hân, Lê Hiệp.
- Khẳng định vai trò Đảng cầm quyền
- Giữ chữ tín để đi đường dài
- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong phản biện xã hội
- Phản bác luận điệu xuyên tạc chủ trương của Đảng về xây dựng nền văn hóa
- Tạo “vòng kim cô” kiểm soát quyền lực lập pháp
- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong phản biện xã hội
- Nhận diện "giặc nội xâm" lãng phí
- Chống lãng phí từ các dự án treo
- Cảnh giác với chiêu trò mạo danh "phản biện xã hội" nhằm chống phá cách mạng Việt Nam