Bảo đảm công bằng, bình đẳng trong thụ hưởng bảo hiểm y tế
tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Lãnh đạo Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội điều hành phiên thảo luận tại tổ. Ảnh: Mai Hữu
Tại Đoàn Hà Nội, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn Hà Nội) đánh giá cao dự thảo Luật được xây dựng trên 4 nhóm chính sách đã được Chính phủ thông qua, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đại biểu bày tỏ tâm đắc với chính sách điều chỉnh các quy định bảo hiểm y tế có liên quan theo cấp chuyên môn kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh và phát huy vai trò của y tế cơ sở trong chăm sóc sức khỏe ban đầu và khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
“Không nên coi việc khám chữa bệnh theo tuyến bảo hiểm là biện pháp chống quá tải cho hệ thống y tế, mà phải tổ chức lại hệ thống y tế làm sao người dân có thể đến nơi khám, chữa bệnh nhanh nhất, đầy đủ nhất, có thầy giỏi, thuốc tốt; bảo đảm công bằng, bình đẳng trong thụ hưởng bảo hiểm y tế”, đại biểu Nguyễn Anh Trí nói.
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (Đoàn thành phố Hồ Chí Minh) nêu những bất cập trong hệ thống bảo hiểm y tế, đặc biệt là mức đóng bảo hiểm thấp và các thủ tục phức tạp trong quá trình thanh toán, chuyển tuyến. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động, nhất là khi doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm y tế, mà còn gây khó khăn cho người dân khi sử dụng các dịch vụ y tế.
Đại biểu cũng đặt câu hỏi về mức độ hài lòng của người dân khi sử dụng bảo hiểm y tế tại các bệnh viện hiện nay. Chất lượng dịch vụ y tế và các thủ tục phức tạp khiến nhiều người không cảm thấy thoải mái, ảnh hưởng đến niềm tin vào hệ thống bảo hiểm y tế. Do vậy, phải tính toán cơ chế tài chính để người dân được khám chữa bệnh với chất lượng dịch vụ y tế tốt nhất khi sử dụng bảo hiểm y tế.
Đại biểu Trần Thị Hiền (Đoàn Hà Nam) thảo luận tại tổ. Ảnh: Việt Nga
Đóng góp cụ thể vào dự thảo Luật, đại biểu Trần Thị Hiền (Đoàn Hà Nam) cho rằng, quy định hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế là cần thiết, song phải nghiên cứu kỹ hơn để tương đồng với Luật Bảo hiểm xã hội về trốn đóng bảo hiểm xã hội. Theo đại biểu, quy định như dự thảo luật hiện nay chưa thực sự chặt chẽ và dễ dẫn đến việc có thể sẽ ngay lập tức “hình sự hóa” hàng loạt, đại biểu cho rằng điều này không ổn đối với người sử dụng lao động.
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 đã quy định hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội trên cơ sở quy định rõ quy trình đăng ký tham gia để quy định các hành vi liên quan đến các mốc thời gian đăng ký; đồng thời những hành vi liên quan đến thời hạn đóng thì phải kèm theo điều kiện đã được cơ quan có thẩm quyền đôn đốc theo quy định.
“Trong các trường hợp có lý do chính đáng thì không bị coi là trốn đóng bảo hiểm xã hội”, đại biểu Trần Thị Hiền nêu.
Đại biểu Trần Quốc Tuấn (Đoàn Trà Vinh) đề nghị xem xét, tăng mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho học sinh, sinh viên và hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm, ngư nghiệp. Cụ thể, đại biểu đề xuất mức hỗ trợ từ 30% lên tối thiểu 50% mức đóng để giảm bớt khó khăn cho các đối tượng này.
Đại biểu phân tích, mặc dù đối tượng này đang được nhà nước hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng, còn lại 70% người tham gia bảo hiểm y tế phải tự đóng và tùy thuộc vào ngân sách của từng địa phương có thể hỗ trợ thêm. Tuy nhiên, đa phần nhóm đối tượng này đều phải tự đóng 70% và mức đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở.
Trên thực tế vừa qua khi mức lương cơ sở tăng thêm 30% thì giá trị thẻ bảo hiểm y tế cũng tăng thêm 30%. Điều này đồng nghĩa với việc người tham gia bảo hiểm phải chi từ tiền túi của họ thêm 30% so với trước đây, tương đương với 884.000 đồng/người/năm, thay vì trước đây chỉ mất 680.000 đồng/năm.
Đại biểu đoàn Trà Vinh cho rằng, việc tăng mức hỗ trợ lên tối thiểu 50% như đề xuất vừa đạt mục tiêu bao phủ tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế, nhưng cũng vừa giảm bớt khó khăn cho đối tượng này.
Đại biểu Quốc hội Đoàn Hà Nội phát biểu tại tổ. Ảnh: Mai Hữu
Đại biểu Quàng Thị Nguyệt (Đoàn Điện Biên) cho rằng, việc quy định đối tượng học sinh, sinh viên được tự lựa chọn tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình sẽ dẫn đến khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện như: Việc đùn đẩy trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong công tác lập danh sách và quản lý đối tượng; việc trích kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhà trường không chính xác; học sinh, sinh viên viện cớ tham gia theo hộ gia đình để trốn tránh tham gia bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên vào đầu năm học; đồng thời khó khăn trong quản lý và đánh giá tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế tại trường học.
“Đề nghị dự thảo Luật giữ nguyên như quy định Luật Bảo hiểm y tế hiện hành (học sinh, sinh viên tham gia theo đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng). Đối với việc tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình từ người thứ 3 trở đi, số tiền người tham gia đóng sẽ thấp hơn đóng theo học sinh, sinh viên. Vì vậy, để giải quyết bất cập trên, đề xuất nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho nhóm học sinh, sinh viên tối thiểu là 50% mức đóng.
- Phân bổ 948 tỷ đồng (đợt 3) hỗ trợ khắc phục hậu quả cơn bão số 3
- Phân bổ 948 tỷ đồng (đợt 3) hỗ trợ khắc phục hậu quả cơn bão số 3
- Phân bổ 948 tỷ đồng (đợt 3) hỗ trợ khắc phục hậu quả cơn bão số 3
- Phân bổ 948 tỷ đồng (đợt 3) hỗ trợ khắc phục hậu quả cơn bão số 3
- Cấp đổi thẻ căn cước trực tuyến được giảm 50% lệ phí
- Ban hành Công điện về tăng cường công tác phòng, chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh
- Thêm sức sống mới cho di sản văn hóa phi vật thể
- Củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư
- Củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư