Bảo đảm quyền lợi cho người tham gia trong mọi hoàn cảnh
Khi không may bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn rủi ro, thậm chí bị ảnh hưởng về việc làm, thu nhập do thiên tai, dịch bệnh, người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời về an sinh xã hội. Điều này phần nào cho thấy, ngành BHXH chú trọng bảo đảm quyền lợi cho người dân, người lao động tham gia chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trong mọi hoàn cảnh.
Bảo đảm những quyền lợi thiết thân
Nhiều năm qua, ngành BHXH luôn chú trọng bảo đảm quyền lợi về an sinh cho người dân, người lao động tham gia chính sách BHXH, BHYT, BHTN. Rõ nhất là khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khiến nhiều lao động bị ảnh hưởng về việc làm, thu nhập, người tham gia BHXH, BHTN được hưởng chính sách hỗ trợ an sinh chưa từng có tiền lệ. Thống kê của BHXH Việt Nam cho thấy, toàn ngành đã thực hiện hiệu quả các gói hỗ trợ và giảm mức đóng từ Quỹ BHXH, Quỹ BHTN cho người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với tổng chi phí hơn 47,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 54,3% tổng các gói hỗ trợ Covid-19 của Chính phủ (tổng các gói hỗ trợ an sinh của Chính phủ là hơn 87.000 tỷ đồng).
Sau khi dịch Covid-19 lắng xuống, thị trường lao động, việc làm dần phục hồi, ngành BHXH vẫn luôn quan tâm bảo đảm quyền lợi thiết thân cho người dân, người lao động tham gia các chính sách. Chẳng hạn, gần đây, khi xảy ra vụ việc nổ lò hơi tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh tại xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai), các cơ quan chức năng huyện Vĩnh Cửu kịp thời thăm hỏi, động viên, hỗ trợ gia đình có người thân bị tai nạn lao động. Cùng với đó, cơ quan BHXH địa phương này ban hành các văn bản khẩn cấp đôn đốc, hướng dẫn đơn vị sử dụng lao động hoàn thiện hồ sơ để phối hợp giải quyết chế độ BHXH cho người gặp nạn.
Người lao động hưởng BHTN trên địa bàn Hà Nội được hỗ trợ học nghề pha chế đồ uống. Ảnh Hà Hiền.
Tương tự, với vụ tai nạn lao động nghiêm trọng không may xảy ra tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái thuộc thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình (tỉnh Yên Bái), các lực lượng chức năng vừa thăm hỏi, vừa tận tình hướng dẫn việc lập hồ sơ để phối hợp giải quyết, chi trả chế độ tử tuất, tai nạn lao động cho nạn nhân, góp phần động viên, hỗ trợ gia đình nạn nhân vượt qua khó khăn.
Ngoài những vụ việc nêu trên, 4 tháng đầu năm 2024, cơ quan BHXH 63 tỉnh, thành phố giải quyết hưởng chế độ tử tuất, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp đối với khoảng 7.000 trường hợp. Ngoài ra, cả nước có hơn 2,6 triệu lượt người hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe, tăng 33,51% so với 4 tháng đầu năm 2023.
Đối với những người bị ảnh hưởng về việc làm, các cơ quan chức năng phối hợp giải quyết kịp thời các chế độ cho họ với tổng số gần 220.000 người hưởng trong 4 tháng đầu năm 2024. Nhận xét về chế độ này, chị Lê Thị An Nhiên, trú tại thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) cho hay: “Số tiền tuy không nhiều, nhưng đó là khoản bù đắp thu nhập khi chúng tôi tạm thời không có việc làm. Điều này giúp bản thân tôi yên tâm tìm công việc thay thế, giúp gia đình vượt qua giai đoạn khó khăn”.
Về BHYT, số người thụ hưởng không ngừng tăng. Dẫn chứng là, trong 4 tháng đầu năm, ngành BHXH Việt Nam đã thực hiện giám định, thanh toán cho hơn 57,5 triệu lượt người khám, chữa bệnh BHYT, tăng hơn 3,07 triệu lượt so với cùng kỳ năm 2023. Số chi khám, chữa bệnh BHYT là gần 42.497 tỷ đồng, chưa bao gồm số chi khám, chữa bệnh BHYT của khối lực lượng vũ trang…
Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ
Với quan điểm nhất quán: “Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ”, ngành BHXH tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để làm hài lòng, mang đến những lợi ích thiết thân cho người tham gia. Trong đó, giải pháp then chốt là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng chuyển đổi số, giúp người dân, doanh nghiệp tham gia BHXH dễ dàng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ liên quan.
Người thụ hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng tại phường Thanh Xuân Bắc (quận Thanh Xuân) được hỗ trợ làm thủ tục nhận tiền lương qua tài khoản cá nhân. Ảnh Hà Hiền
Theo hướng này, ngành BHXH đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận trong công tác chuyển đổi số, thể hiện qua những con số “biết nói”. Nổi bật là, đến thời điểm này, hệ thống điện tử ngành BHXH đã xác thực hơn 96,8 triệu thông tin nhân khẩu trong cơ sở dữ liệu do ngành BHXH quản lý với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đây là nguồn tài nguyên quý giá để các bên cùng khai thác, cùng hưởng lợi.
Ngoài ra, 100% cơ sở khám, chữa bệnh BHYT trên toàn quốc đã triển khai khám, chữa bệnh bằng căn cước công dân gắn chíp với hơn 92 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ BHYT điện tử trên căn cước công dân thành công, phục vụ làm thủ tục khám, chữa bệnh. Hình thức mới này giúp đơn giản hóa thủ tục, tiết kiệm thời gian, chi phí cho cả người bệnh, cán bộ y tế và cơ quan BHXH.
Đáng chú ý, từ kho dữ liệu liên thông trên môi trường số, ngành BHXH đã cung cấp nhiều dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công của ngành; đồng thời phối hợp với Văn phòng Chính phủ cùng các bộ, ngành chức năng cung cấp nhiều dịch vụ công trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Ngành cũng hỗ trợ Bộ Y tế triển khai liên thông dữ liệu điện tử giấy khám sức khỏe lái xe (phục vụ cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe trực tuyến), giấy chứng sinh, giấy báo tử từ các cơ sở khám, chữa bệnh qua hạ tầng công nghệ thông tin của ngành BHXH. Tính đến thời điểm giữa tháng 5-2024, cả nước đã có hơn 4,3 triệu dữ liệu điện tử của 3 loại giấy tờ này được liên thông qua hạ tầng của ngành BHXH.
Kết quả nổi bật khác của việc chuyển đổi số lĩnh vực BHXH là cả nước đã có hơn 64% số người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng lựa chọn hình thức nhận tiền qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Tỷ lệ này tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới khi các địa phương đang thực hiện đợt cao điểm ra quân hỗ trợ người dân nhận các chế độ BHXH qua tài khoản cá nhân.
BHXH thành phố Hà Nội giám sát, kiểm soát chặt chẽ việc giải quyết các chế độ, chính sách cho người dân, người lao động. Ảnh Hà Hiền
Không chỉ góp phần nâng cao chất lượng phục vụ, việc liên thông các dữ liệu trên môi trường số còn giúp cơ quan chức năng phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời nhiều hành vi lạm dụng, trục lợi các nguồn quỹ. Đây cũng là cách giúp lực lượng chức năng phát hiện, ngăn chặn kịp thời nhiều vụ việc lừa đảo liên quan đến giải quyết chính sách BHXH, BHYT, BHTN trên môi trường mạng...
Cùng với những giải pháp đang thực thi, ngành BHXH còn nghiên cứu ứng dụng sâu trí tuệ nhân tạo (AI) trong quá trình thực hiện các chính sách, thiết thực góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; bảo đảm nguồn Quỹ BHXH, Quỹ BHYT, Quỹ BHTN chi đúng người, đối tượng thụ hưởng.
Từ những dẫn chứng nêu trên càng thấy rõ hơn, ngành BHXH luôn chú trọng bảo đảm quyền lợi cho người dân, người lao động tham gia chính sách BHXH, BHYT, BHTN trong mọi điều kiện, hoàn
- Củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư
- Giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số và miền núi
- Siêu thị 0 đồng phục vụ bệnh nhân ung thư tại thành phố Hồ Chí Minh
- Cảnh báo mạo danh cơ quan BHXH yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân cập nhật thẻ BHYT trên ứng dụng VssID
- Cấp đổi thẻ căn cước trực tuyến được giảm 50% lệ phí
- Phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Linh hoạt mức đóng bảo hiểm thất nghiệp
- Phấn đấu trong năm 2025 hoàn thành 3 nhiệm vụ về hỗ trợ nhà ở, xóa nhà tạm, nhà dột nát
- Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát trong cả nước như chiến dịch, ngày hội của toàn dân
- Lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật