Báo động về lượt khám ung thư ở TPHCM
Chỉ riêng năm nay, Bệnh viện Ung bướu TPHCM tiếp nhận hơn 880 nghìn lượt khám, trong đó đa số bệnh nhân đến từ các tỉnh.
Tại hội thảo hàng năm Phòng chống Ung thư tại TPHCM diễn ra hôm nay (5/12), TS Diệp Bảo Tuấn - Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TPHCM - cho biết theo thống kê, ước tính năm 2024, số ca mắc mới ghi nhận là 41.758, trong đó ung thư tuyến giáp chiếm tỷ lệ cao nhất với 23,6%.
Theo TS Tuấn, từ khi đưa vào hoạt động cơ sở 2 tại TP Thủ Đức hồi tháng 3/2023 đến nay, mỗi ngày, Bệnh viện Ung bướu TPHCM tiếp nhận khám và điều trị cho 4.700-4.900 trường hợp. Trong số đó, số lượng bệnh nhân từ tỉnh chuyển đến ngày càng nhiều.
Chia sẻ tại hội thảo, GS.BS Nguyễn Chấn Hùng - Chủ tịch Danh dự Hội Ung thư Việt Nam - nhận định ung thư đang ngày càng trở thành gánh nặng bệnh tật của toàn cầu và cả Việt Nam.
Theo báo cáo được công bố hồi tháng 3 năm nay của dự án Globocan thuộc Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế, năm 2022, toàn thế giới có khoảng 19,9 triệu ca mắc ung thư mới và 9,7 triệu ca tử vong vì bệnh này. So với 20 năm trước, số bệnh nhân được chẩn đoán ung thư năm 2022 tăng gần gấp đôi, số ca tử vong cao hơn khoảng 1,5 lần.
Năm 2022, Việt Nam cũng ghi nhận hơn 180 nghìn ca mắc mới và hơn 120 nghìn ca tử vong do ung thư. Số ca mắc mới và tử vong do ung thư ngày càng tăng trong vòng 10 năm qua. Ung thư là nguyên nhân tử vong sớm đứng hàng thứ 2 tại Việt Nam, chỉ sau bệnh lý tim mạch.
Trong khi đó, theo ông Nguyễn Anh Dũng - Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM, tỉ lệ mắc và tử vong do ung thư đang có xu hướng gia tăng. Điều này đòi hỏi chúng ta không chỉ tập trung vào điều trị mà còn phải chú trọng vào việc phòng ngừa, phát hiện sớm và chăm sóc giảm nhẹ.
"Dù đã đạt được một số thành tựu nhất định, nhưng phòng, chống ung thư vẫn đòi hỏi sự tiếp tục nỗ lực không ngừng của toàn thể ngành y tế và cộng đồng. Đây vẫn sẽ là một trong những nhiệm vụ ưu tiên của ngành y tế" - lời ông Dũng.
Theo kế hoạch phòng chống ung thư trên địa bàn TP.HCM đến năm 2025, tập trung vào các giải pháp trọng tâm như tăng cường công tác tầm soát và phát hiện sớm bệnh lý ung thư để điều trị hiệu quả hơn, thời gian điều trị ngắn hơn.
Đầu tư phát triển các trang thiết bị hiện đại, chuẩn hóa nguồn nhân lực chuyên ngành ung bướu theo các cấp độ kỹ thuật, đẩy mạnh phát triển hệ thống, kỹ thuật chẩn đoán và điều trị chuyên sâu để nâng cao hơn nữa chất lượng khám và điều trị cho bệnh nhân.
Ngoài ra, công tác chăm sóc giảm nhẹ ung thư tại y tế cơ sở là một phần không thể thiếu trong quá trình điều trị ung thư toàn diện, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
- Hà Nội: Có thêm 50 ca mắc sởi/tuần, nhiều trẻ phải thở máy
- Nhiều bệnh nhân ung thư sống thêm 10-20 năm
- Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ dấu hiệu ăn không ngon miệng
- Lao động nữ được khám sàng lọc ung thư vú, cổ tử cung như thế nào?
- Lao động nữ được khám sàng lọc ung thư vú, cổ tử cung như thế nào?
- Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ dấu hiệu ăn không ngon miệng
- Người đàn ông phát hiện khối u ác tính từ dấu hiệu đơn giản
- Cực hiếm: Bé gái 'vượt ngàn chông gai' chào đời với 9 vòng dây rốn quấn cổ
- Bệnh tiểu đường ngày càng trẻ hóa, bác sĩ tiết lộ dấu hiệu ‘3 tăng 1 giảm’