Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Chia sẻ gánh nặng, xoa dịu nỗi đau
Hậu quả do tai nạn lao động để lại vừa đớn đau, vừa dai dẳng, nạn nhân và gia đình rất cần có khoản bù đắp thu nhập, hỗ trợ khi rủi ro. Ở góc độ này, chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp luôn phát huy tốt vai trò chia sẻ gánh nặng, xoa dịu nỗi đau đối với người lao động không may gặp nạn và thân nhân của họ.
Người lao động trao đổi ý kiến tại hội nghị đối thoại chuyên đề “Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc” do Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện Thanh Oai tổ chức.
Điểm tựa của người lao động
Những ngày gần đây, nỗi đau từ vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại tỉnh Yên Bái khiến 7 người tử vong chưa nguôi ngoai, thì vụ tai nạn lao động tại tỉnh Đồng Nai lại xảy ra, làm 6 người thiệt mạng. Những vụ việc thương tâm này tiếp tục là hồi chuông cảnh tỉnh về mối nguy hiểm do tai nạn lao động gây ra.
Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trung bình mỗi năm, các cơ quan chức năng vẫn ghi nhận khoảng 7.000-8.000 vụ tai nạn lao động. Riêng năm 2023, cả nước xảy ra gần 7.400 vụ, khiến hơn 7.500 người gặp nạn. Thiệt hại do tai nạn lao động trong khu vực có quan hệ lao động lên tới gần 16.357 tỷ đồng và khoảng 150.000 ngày công; trong khu vực không có quan hệ lao động chưa thể thống kê.
Viện trưởng Viện Khoa học an toàn và vệ sinh lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) Nguyễn Anh Thơ cho biết, đa số nạn nhân của các vụ tai nạn lao động là trụ cột trong gia đình, nên khi họ bị tử vong hoặc suy giảm khả năng lao động, thì gánh nặng dồn lên người thân, khiến cuộc sống của gia đình thêm chồng chất khó khăn. Do đó, nạn nhân và gia đình rất cần có khoản bù đắp thu nhập, cả trước mắt và lâu dài.
Là một trong 5 chế độ cơ bản của bảo hiểm xã hội bắt buộc, những năm qua, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trở thành điểm tựa an sinh, góp phần chia sẻ gánh nặng, xoa dịu nỗi đau cho nhiều nạn nhân và gia đình. Ông Nguyễn Văn Thủy, trú tại xã Phù Linh (huyện Sóc Sơn) cho hay: “Tháng 6-2022, khi đang căn chỉnh băng chuyền gạch tại một nhà máy sản xuất gạch ốp lát, tôi không may bị tai nạn. Sau đó, tôi được cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Nhờ có khoản tiền bù đắp thu nhập, cuộc sống của gia đình tôi không bị biến động quá nhiều”. Không riêng trường hợp ông Thủy, mỗi năm, cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết chế độ tai nạn lao động một lần và dài hạn cho rất nhiều trường hợp, giúp họ vượt qua nỗi đau, ổn định cuộc sống.
Nghiên cứu mở rộng đối tượng thụ hưởng
Để củng cố vững chắc hơn giá đỡ an sinh cho người lao động khi không may gặp nạn, Đảng, Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến việc thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Tại Chỉ thị số 31-CT/TƯ (ngày 19-3-2024) về “Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới”, Ban Bí thư yêu cầu các bộ, ngành, địa phương quản lý chặt chẽ và sử dụng hiệu quả Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hướng đóng, hưởng linh hoạt, nâng mức hưởng, mức hỗ trợ phù hợp cho người thụ hưởng ổn định đời sống. Chỉ thị cũng đề cập đến việc mở rộng, phát triển nhanh đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện có sự hỗ trợ của Nhà nước.
Theo hướng này, hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở cần xác định rõ, cùng với yêu cầu bảo đảm an toàn lao động, giải quyết thỏa đáng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người thuộc diện thụ hưởng là nhiệm vụ quan trọng, cần thực hiện thường xuyên. Tại Hà Nội, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội Bạch Liên Hương cho biết, các sở, ban, ngành, địa phương đã chủ động tuyên truyền, tập huấn kiến thức, kỹ năng phòng ngừa nguy cơ mất an toàn lao động; đồng thời động viên người lao động tham gia bảo hiểm xã hội đầy đủ. Các cơ quan chức năng cũng đôn đốc, nhắc nhở người sử dụng lao động thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan đến bảo hiểm xã hội nói chung, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nói riêng cho người lao động thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra liên ngành và chuyên ngành.
Đối với lực lượng lao động làm việc ở khối kinh tế phi chính thức (không có quan hệ lao động), thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, hiện chưa có cơ hội tiếp cận với chế độ bảo hiểm tai nạn lao động. Để người lao động không bị thiệt thòi, tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), các bên đã thống nhất bổ sung chế độ bảo hiểm tai nạn lao động cho người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Tùy thuộc vào mức độ suy giảm khả năng lao động, người lao động sẽ được hưởng các chế độ khác nhau theo quy định hiện hành của bảo hiểm xã hội. Cụ thể, nếu bị suy giảm 5-30% khả năng lao động, người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trợ cấp 1 lần, trong đó suy giảm khả năng lao động 5% được hưởng 5 lần mức lương cơ sở hiện hành; suy giảm 6-30% thì cứ giảm 1% tiếp theo được thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.
Nếu người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng...]
\
- Thủ tướng Chính phủ đồng ý nghỉ 9 ngày liên tục trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- Cháy rừng ở Sóc Sơn ngày càng khó kiểm soát
- Lễ hội cây cảnh hoa giấy Phù Đổng - “Sắc hoa trên miền di sản”
- Khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine do căng thẳng leo thang
- Trách nhiệm, đồng lòng chống lãng phí
- Phân bổ 948 tỷ đồng (đợt 3) hỗ trợ khắc phục hậu quả cơn bão số 3
- Phân bổ 948 tỷ đồng (đợt 3) hỗ trợ khắc phục hậu quả cơn bão số 3
- Phân bổ 948 tỷ đồng (đợt 3) hỗ trợ khắc phục hậu quả cơn bão số 3
- Phân bổ 948 tỷ đồng (đợt 3) hỗ trợ khắc phục hậu quả cơn bão số 3