Bảo quản tủ thuốc gia đình thế nào để đảm bảo chất lượng thuốc?

Thứ năm, ngày 1 tháng 9 năm 2022 | 12:4

Tủ thuốc gia đình là rất cần thiết, nhưng nếu không biết cách bảo quản sẽ làm giảm chất lượng thuốc ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị...

.Khí hậu làm ảnh hưởng tới chất lượng thuốc

Khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè nóng và độ ẩm cao, mùa đông hanh khô và lạnh… sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng thuốc. Nếu không có cách bảo quản thuốc tốt, chất lượng thuốc giảm, thuốc hỏng… Không chỉ mất tác dụng mà khi uống thuốc kém chất lượng còn ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.

Ảnh hưởng của độ ẩm đến chất lượng thuốc: Ngoài hoạt chất trong sản phẩm thuốc còn có các thành phần tá dược. Tá dược có  tác dụng giúp ổn định thuốc, đưa hoạt chất thuốc đi vào đúng những nơi cần thiết, phát huy tối đa công dụng thuốc điều trị. Các thành phần này phải đảm bảo cân đối để viên thuốc đạt hiệu quả cao nhất. 

Nếu độ ẩm không khí quá cao hoặc quá thấp, sẽ khiến các loại thuốc viên nang, viên bọc đường, viên nén, thuốc dạng bột… hút ẩm trong không khí. Điều này không chỉ khiến hoạt chất của thuốc bị ảnh hưởng mà còn khiến các tá dược mất ổn định, khiến thuốc có thể bị vón cục, dễ bị mốc, làm biến đổi hoạt chất, chất lượng của thuốc.

Bảo quản tủ thuốc gia đình thế nào là tốt? - Ảnh 1.

Tủ thuốc gia đình cân có nhiều ngăn và hộp bảo quản thuốc.

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến chất lượng thuốc: Chúng ta thường được hướng dẫn cách bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng. Thế nhưng nhiệt độ giữa các mùa như mùa hè và mùa đông có thể chênh nhau 25-30 độ C. Vì thế việc bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, đặc biệt là khí hậu miền Bắc là chưa đủ an toàn cho thuốc.

Nhiệt độ quá cao (trên 30 độ C) có thể khiến một số phản ứng hoá học trong viên thuốc xảy ra nhanh hơn, thuốc mất hơi nước, kết tinh (đối với một số thuốc dạng lỏng)… gây hỏng thuốc. Nhiệt độ cao kết hợp với độ ẩm cao cũng là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển nhanh hơn, gây hư hỏng thuốc.

Còn nhiệt độ thấp quá có thể gây kết tủa một số thuốc dạng hỗn dịch, siro, làm biến đổi chất lượng thuốc.

Ngoài nhiệt độ và độ ẩm, ánh sáng mặt trời cũng là nguyên nhân lớn làm thay đổi thành phần, gây hỏng thuốc.

2.Nên treo tủ thuốc gia đình ở đâu?

Như vậy, để có một tủ thuốc được bảo quản tốt, trước hết cần tránh các yếu tố môi trường nêu trên. 

Do đó tủ thuốc gia đình cần tránh những nơi sau:

- Treo tủ thuốc ở nơi không có ánh nắng mặt trời, gần cửa sổ...

- Treo tủ thuốc ở nơi có độ ẩm và nhiệt độ thất thường (trong nhà vệ sinh, nơi gần bếp…).

Để tránh ánh nắng và nóng cũng như thuận tiện trong việc sử dụng thuốc, nhiều người đặt tủ thuốc nhỏ trong nhà tắm hoặc bếp. Nhưng đây là 2 nơi có nhiệt độ thất thường và độ ẩm rất cao. Do đó không nên để tủ thuốc gia đình tại 2 nơi này.

Ngoài ra cần lưu ý đến những vấn đề:

- Tủ thuốc phải được để trên cao, thậm chí là có khóa an toàn (nếu cần), tránh xa tầm với của trẻ em, người cao tuổi bị suy giảm trí nhớ, lú lẫn.

- Không nên để "tủ thuốc di động" bằng cách để thuốc trong túi xách mang theo người, không để thuốc trên xe ô tô… Vì khi mang thuốc theo suốt hành trình đi lại là điều khiến thuốc rất nhanh hỏng.

Tuy nhiên, trong tủ thuốc gia đình lại có nhiều loại thuốc, mỗi loại cần bảo quản khác nhau. Do vậy, tủ thuốc cố định chỉ nên để ở nơi thoáng mát (như phòng khách) và cũng chỉ để được một số thuốc thông thường dễ bảo quản. Môi trường lý tưởng để treo tủ thuốc gia đình là nơi có nhiệt độ 15-25°C, độ ẩm dưới 70%.

Các thuốc nên bảo quản trong tủ lạnh: Các sản phẩm thuốc dạng lỏng (thuốc tiêm, xi rô thuốc, dung dịch thuốc, nhũ dịch thuốc, hỗn dịch thuốc...), thuốc dạng kem, gel hoặc sản phẩm dạng bán rắn như: Thuốc mỡ, thuốc đạn, insullin… là thuốc nên bảo quản trong tủ lạnh.

Khi cất thuốc trong tủ lạnh cần giữ nguyên bao bì gốc của nhà sản xuất. Trường hợp thuốc đã bỏ ra khỏi bao bì thì cần cất thuốc trong lọ thủy tinh, hộp kim loại chuyên dụng kèm theo gói chống ẩm. Bọc tiếp gói thuốc trong túi dẻo, buộc kín…

Bảo quản tủ thuốc gia đình thế nào là tốt? - Ảnh 2.

Nên treo tủ thuốc ở nơi thoáng mát, nhiệt độ ổn đinh, tránh ánh nắng và xa tầm với của trẻ,

3.Cách bảo quản thuốc trong tủ thuốc gia đình

- Tủ thuốc phải được lau dọn sạch, tránh bụi bẩn thường xuyên.

- Trong tủ thuốc nên có nhiều ngăn, mỗi ngăn để sắp xếp thuốc theo nhóm tác dụng dược lý. Ví dụ ngăn nào để kháng sinh, ngăn nào để thuốc dị ứng, ngăn nào để thuốc tim mạch…

- Các thuốc nên được xếp ngăn nắp, dễ thấy.

- Nên kiểm tra hạn sử dụng thuốc mỗi tháng 1 lần. Giữ nguyên bao bì gốc của thuốc. Bao bì gốc của thuốc có tác dụng giúp giữ thuốc tránh tác động và ảnh hưởng của độ ẩm, ánh sáng cũng như nấm mốc, vi sinh xâm nhập.

 Ngoài ra còn để người dùng biết các thông tin quan trọng của thuốc: Hạn dùng, ngày sản xuất, nguồn gốc xuất xứ của thuốc. Các thông tin này giúp loại bỏ thuốc hết hạn hoặc khi có thông báo thu hồi sản phẩm và truy xuất nguồn gốc khi cần thiết.

- Sau khi thuốc đã mở nắp, được bảo quản tốt cũng không được để thuốc quá lâu. Cụ thể, thuốc dạng nước, hỗn dịch nên bỏ đi sau 4 tuần (nếu còn). Các loại thuốc bột nên bỏ đi sau 6 tuần. Các loại thuốc viên nén, viên nang trong lọ lớn, đóng gói vài trăm viên, sau khi mở lọ chỉ nên dùng dưới 6 tháng. Để tránh quên, nên ghi lên nhãn ngày mở lọ thuốc.

Hoặc sau khi mở lọ thuốc, dù chưa đến ngày bỏ đi, nhưng nếu thấy thuốc có màu, mùi, vị, hình dạng của thuốc cũng như bao bì bảo quan thay đổi, cũng cần bỏ thuốc.

Mời độc giả xem thêm video:

 
 
 
Current Time0:04
/
Duration8:27
 
 
 
 
 
 
Auto