Bị EU phát lệnh cấm xuất khẩu, Nga đang chật vật tìm đối tác nhập khẩu dầu
Nga có truyền thống xuất khẩu dầu mỏ và châu Âu phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch này. Giờ đây, Nga phải đối mặt với một thách thức chưa từng có: Liệu siêu cường có thể tìm được nguồn nhập mới nếu EU cấm nhập khẩu hàng triệu thùng dầu thô?
Khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine tiếp tục bùng nổ, Liên minh châu Âu hiện đang xem xét các bước để chặn dòng chảy của dầu và hàng chế biến của Nga đến hầu hết các nước thành viên trong năm nay
Nếu áp đặt lệnh cấm vận, song, EU sẽ tấn công vào trọng tâm của nền kinh tế Nga, vốn đang tiếp tục phát triển mạnh nhờ ngành năng lượng khổng lồ của mình.
Hoạt động nhập khẩu đã bị cấm ở Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh và Úc, và Nhật Bản tuyên bố sẽ tuân thủ "về nguyên tắc" sau hội nghị thượng đỉnh G7 vào cuối tuần.
Cùng với lệnh cấm vận của EU, điều này có thể gây ảnh hưởng đến một nửa nền kinh tế toàn cầu phụ thuộc vào dầu mỏ của Nga.
Nga tích cực tìm kiếm các nhà nhập khẩu dầu mới trước khi tình hình trở nên tiêu cực hơn. Ảnh: Internet.
Các quốc gia như Ấn Độ tiếp tục mua hàng trăm nghìn thùng dầu thô mỗi ngày, hưởng lợi từ việc giảm giá mạnh. Hơn nữa, các khoản thu thuế của Điện Kremlin đã được thúc đẩy bởi sự gia tăng tổng thể của giá chuẩn thế giới giữa xung đột leo thang.
Tuy nhiên, việc mất châu Âu - điểm đến của hơn một nửa lượng dầu xuất khẩu của Nga - sẽ là một trở ngại đối với Điện Kremlin về lâu dài, cắt giảm doanh thu của chính phủ trong khi các lệnh trừng phạt cứng rắn khác cũng đang gây ra hậu quả.
Tầm quan trọng của châu Âu
Nga phụ thuộc nhiều vào nguồn thu từ lĩnh vực dầu khí, đóng góp 45% ngân sách của chính phủ liên bang vào tháng Giêng.
Và Châu Âu từ trước đến nay là một thị trường trọng điểm. Theo IEA, Nga đã cung cấp gần một phần ba lượng dầu nhập khẩu vào năm ngoái. Trước khi xung đột ở Ukraine nổ ra, châu Âu đã nhập khẩu khoảng 3,4 triệu thùng dầu mỗi ngày từ Nga.
Con số đó đã giảm đi một chút. Kể từ cuối tháng 2, các đại lý dầu mỏ châu Âu hầu như tránh cung cấp dầu thô của Nga qua đường biển, với lý do chi phí vận chuyển tăng và các vấn đề trong việc thu thập tài chính và bảo hiểm thích hợp. Theo Rystad Energy, châu Âu đã mua gần 3 triệu thùng dầu mỗi ngày từ Nga vào tháng Tư.
Tuy nhiên, sau hơn hai tháng chiến đấu, Liên minh châu Âu mong muốn tiến xa hơn nữa. Các nhà lãnh đạo đã khuyến nghị một lệnh cấm sáu tháng đối với tất cả nhập khẩu dầu từ Nga, cũng như lệnh cấm nhập khẩu sản phẩm tinh chế vào cuối năm.
Các cuộc đàm phán vẫn đang diễn ra. Trong khi một số quốc gia, chẳng hạn như Đức, đang gấp rút giảm bớt sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga, thì một số quốc gia khác lại tuyên bố rằng họ sẽ chưa sẵn sàng.
Chính phủ Hungary ước tính rằng việc “cai” khỏi dầu của Nga sẽ mất từ 3 đến 5 năm. Các quốc gia không giáp biển khác, chẳng hạn như Slovakia và Cộng hòa Séc, những nước phụ thuộc đáng kể vào nguồn cung cấp đường ống, cũng muốn được miễn trừ lệnh cấm vận.
Tuy nhiên, kế hoạch của EU sẽ gây căng thẳng hơn cho nền kinh tế Nga, vốn Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã ước tính trước đó sẽ giảm 8,5% trong năm nay và bước vào một cuộc suy thoái sâu.
Các nhà phân tích tại Rystad Energy và Kpler, dự đoán rằng lệnh cấm sẽ buộc Nga phải cắt giảm sản lượng khoảng 2 triệu thùng mỗi ngày, tương đương khoảng 20%.
Ấn Độ dẫn đầu, Trung Quốc theo sau
Lệnh cấm vận được áp đặt bởi hàng loạt các nước nhập khẩu lớn như châu Âu sẽ gây ra hậu quả.
Nếu giá dầu thô tăng, Nga có thể huy động thêm tiền của chính phủ từ thuế dầu trong ngắn hạn. Thế nhưng, điều này còn phụ thuộc vào khả năng chuyển dầu của Nga cho các bên đối tác. Điều đó sẽ không dễ dàng.
Các đường ống vận chuyển một lượng lớn dầu xuất khẩu của Nga sang châu  rất lớn. Thế nên, việc định tuyến lại những dòng chảy dầu này đến các thị trường châu Á sẽ đòi hỏi việc xây dựng cơ sở hạ tầng mới tốn kém và mất nhiều năm.
Trong khi đó, việc vận chuyển dầu bằng đường thủy có thể tìm được người mua thay thế. Ấn Độ, quốc gia tiêu thụ khoảng 5 triệu thùng dầu mỗi ngày, đã tăng đáng kể nhập khẩu từ Nga kể từ khi chiến tranh bắt đầu.
Dầu thô Urals chính của Nga được định giá theo tiêu chuẩn Brent. Nó đã được giao dịch giảm giá vài xu trước cuộc xùn đột.
Hiện, mức chiết khấu là 35 đô la mỗi thùng, khiến dầu thô của Nga trở nên hấp dẫn hơn đáng kể đối với những khách hàng không bị hạn chế bởi các lệnh trừng phạt.
Theo dữ liệu của Rystad Energy, nhập khẩu dầu của Ấn Độ từ Nga trong tháng 4 đã tăng gấp 5 lần trong tháng 4 lên khoảng 360.000 thùng/ngày.
Matt Smith, chuyên gia phân tích dầu mỏ của Kpler nhận định: “Vào thời điểm mà khách hàng nhập năng lượng sẵn sàng né tránh dầu thô của Nga, là những người chiến thắng lớn nhất trong việc hạ giá”.
Về phần mình, Ấn Độ đã giảm bớt sự gia tăng nhập khẩu dầu giá rẻ Nga. Bộ Dầu mỏ và Khí đốt tự nhiên tuần trước cho rằng nước này nhập khẩu dầu từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có một lượng lớn từ Hoa Kỳ.
Bộ cho biết trong một tuyên bố: "Bất chấp những nỗ lực khắc họa, việc mua năng lượng của Nga vẫn không đáng kể so với tổng mức tiêu thụ của Ấn Độ".
Trung Quốc, theo truyền thống là nhà nhập khẩu dầu lớn nhất của Nga, cũng được cho là sẽ tiếp tục mua vào những thùng dầu với mức chiết khấu “cực khủng”.
OilX, công ty theo dõi sản lượng và dòng chảy dầu bằng cách sử dụng dữ liệu công nghiệp và vệ tinh, đã phát hiện ra rằng nhập khẩu đường ống và đường biển của Trung Quốc từ Nga đã tăng khoảng 175.000 thùng mỗi ngày trong tháng 4, tăng khoảng 11% so với lượng thông thường vào năm 2021. Theo số liệu sơ bộ, nhập khẩu đường biển tăng đáng kể trong tháng Năm.
Tuy nhiên, nhu cầu năng lượng của Trung Quốc đã giảm khi nước này đẩy mạnh nỗ lực hạn chế sự lây lan của đại dịch Covid-19 bằng cách phong toả các thành phố trọng điểm.
Nguồn
https://congluan.vn/bi-eu-phat-lenh-cam-xuat-khau-nga-dang-chat-vat-tim-doi-tac-nhap-khau-dau-post193792.html
- Đích nhắm đầu tư: Việt Nam là điểm đến số 1
- Doanh nghiệp Thủ đô giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng xứ Nghệ
- Hơn 90% DN Đức dự kiến mở rộng đầu tư tại Việt Nam
- Cánh điện gió bất động, chục nghìn tỷ phơi nắng mưa chờ cơ chế
- Bán giấy thu tiền: Soi kỹ dòng tiền chục nghìn tỷ đi đâu, làm gì, mua bán ra sao
- Mỹ miễn thuế pin năng lượng mặt trời nhập khẩu của Việt Nam
- Không để cá nhân, doanh nghiệp né nghĩa vụ kinh doanh
- Bất động suốt 2 năm, doanh nghiệp gần như vô danh Vạn Trường Phát bất ngờ vay tới 10.000 tỷ đồng trái phiếu
- Thương mại Tự do Năng lượng đặt dấu chấm hết do xung đột Nga – Ukraine