Bí mật bên trong hợp đồng của Giám đốc sáng tạo - linh hồn của các thương hiệu xa xỉ
Cái mà các nhà mốt lâu đời có chính là lịch sử thương hiệu, kho tàng thiết kế, nhưng để có thể bán được hàng, các tập đoàn sở hữu thương hiệu phải đau đầu trong việc làm sao để săn đón, thậm chí có thể lôi kéo một thiên tài về nhà mốt của mình. Nếu không có Karl Largerfeld thì đế chế Chanel liệu có rực rỡ đến thế, nếu không có Alessandro Michele liệu Gucci có thống trị được nhiều năm như vậy?
Còn nhớ cảnh cuối phim House Of Gucci, khi nhà mốt đang đứng bên bờ vực nguy nan về kinh tế, chuyện cần làm là kiếm một Giám đốc sáng tạo có thể làm thay đổi cục diện. Giữa rất nhiều hồ sơ để săn đầu người, một nhân tài thiết kế đã xuất hiện, một chàng trai người Mỹ và cái tên Tom Ford được xướng lên, bộ phim kết thúc.
Giám đốc sáng tạo chẳng những là "thuyền trưởng" của nhà mốt, mà còn là người quyết định thành bại của thương hiệu trên thương trường.
Tom Ford - một trong những Giám đốc sáng tạo trẻ và tài năng nhất của thời đại. |
Chính vì quan trọng như thế nên hợp đồng giữa các nhà mốt và Giám đốc sáng tạo của họ thường được giữ kín, nhất là mức lương kèm những thỏa thuận riêng. Bởi vì những bí mật này bảo vệ các nhà mốt tránh khỏi chuyện săn đầu người, bị các đối thủ đánh hơi. Trước ngày ký kết với Giám đốc sáng tạo mới, mọi thông tin đều kín như bưng, cho đến khi hãng công bố. Tuy nhiên, với thời đại này thì không gì có thể trở thành bí mật tuyệt đối!
Việc bổ nhiệm Alessandro Michele lên làm giám đốc sáng tạo mới của Gucci đã tạo một bước tiến vượt bậc trong sự cải thiện danh tiếng của nhà mốt. |
Mỗi lần có một Giám đốc sáng tạo mới, cần phải có thời gian để thuyền trưởng thẩm thấu ADN thương hiệu và có thời gian phát huy "phép thuật" của mình qua các bộ sưu tập, vì vậy thời hạn hợp đồng thường sẽ kéo dài từ 4 đến 5 năm để đảm bảo phong cách của nhà mốt giữ được tính nhất quán chứ không đến nỗi bị thay đổi xoành xoạch.
Nhiệm kỳ ngắn ngủi của Tisci tại Burberry chỉ kéo dài 5 năm. |
Chuyện "lương lậu" hấp dẫn đến thế nào?
Liệu người có thể cứu cả một nhà mốt đang bị cạnh tranh thành một ngôi sao thống trị sẽ được trả bao nhiêu tiền cho xứng đáng? Mức lương trong nghề được giữ kín như bưng, nhưng thông tin vẫn rò rỉ thông qua các vụ kiện giữa các nhà thiết kế và hãng thời trang. Trong đó có vụ kiện giữa Hedi Slimane và Saint Laurent khi anh đòi một khoản nợ 10 triệu Euro đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Hedi Slimane đòi khoản nợ 10 triệu Euro đã thỏa thuận trong hợp đồng với Saint Laurent. |
Sau đó, kết quả tòa án đã phán quyết rằng Giám đốc sáng tạo “đã bị trả lương thấp tới 9,3 triệu Euro (quy đổi ra 11,5 triệu USD vào thời điểm đó) sau thuế cho năm cuối cùng làm việc của anh ấy”. Như thế, phán quyết của tòa cũng đã gián tiếp tiết lộ tiền lương trong nhiệm kỳ của Hedi Slimane tại Saint Laurent.
Hedi Slimane rất thân với Karl Lagerfled và trùng hợp thay, Karl cũng từng thân với chính Yves Saint Laurent sinh thời. |
Những điều khoản rằng buộc
chống rắc rối khi Giám đốc sáng tạo ra đi
Sẽ vô cùng nguy hiểm khi Giám đốc sáng tạo rời nhà mốt. Lúc bấy giờ lương họ càng cao hơn, vì người thuê họ tiếp theo chẳng những mua được tài năng, kinh nghiệm, mà còn mua luôn được những gì Giám đốc sáng tạo đã lưu vào não bộ những thông tin mật của nhà mốt cũ, cũng là đối thủ của nhà mốt tiếp theo thuê họ.
Alessandro Michele vừa rời Gucci sau khi kết thúc hợp đồng 7 năm. |
Vì vậy trong hợp đồng có một điều khoản gọi là "Các điều khoản không cạnh tranh". Các điều khoản hạn chế này đều được ghi rõ trong hợp đồng lao động. Quy định rất rõ nhân viên cũ có thể bắt đầu công việc mới sau khi kết thúc hợp đồng với công ty cũ bao lâu và loại công việc mà họ có thể “ứng tuyển” khi rời công ty để tránh bị rò rỉ thông tin bí mật thương mại có giá trị như các dự án hoặc kế hoạch marketing.
Lấy ví dụ Raf Simons đã có một khoảng nghỉ kéo dài 9 tháng trước khi chuyển từ Giám đốc sáng tạo của Christian Dior sang Calvin Klein, do Calvin Klein không phải là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với nhãn hiệu xa xỉ bậc nhất nước Pháp.
Nicolas Ghesquière đảm nhận vị trí của mình tại Louis Vuitton vào ngày 4 tháng 11 năm 2013, đúng một năm và một ngày sau khi rời Balenciaga, trong khi Riccardo Tisci chỉ đợi hơn một năm để gia nhập Burberry vào tháng 3 năm 2018 sau khi rời Givenchy vào tháng 2 năm 2017.
Nicolas Ghesquière (giữa) về với Louis Vuitton sau khi kết thúc với Balenciaga. |
Còn nếu vì bất đồng quan điểm mà Giám đốc sáng tạo bị buộc phải chấm dứt hợp đồng trước thời hạn thì nhà mốt sẽ phải bồi thường một con số không hề nhỏ. Một thông tin cho biết Balenciaga đã phải bồi thường cho Nicolas Ghesquière tận 6,6 triệu Euro vì ngừng hợp đồng trước thời hạn, sau đó, Ghesquière về với Louis Vuitton.
Những thiết kế do Giám đốc sáng tạo làm ra,
họ có được hưởng khi rời đi không?
Trong “cuộc chiến pháp lý” giữa Slimane và Saint Laurent cũng đã vô tình tiết lộ một thông tin quan trọng khác có trong hầu hết các hợp đồng. Đó là Giám đốc sáng tạo sẽ nhận được quyền sở hữu trí tuệ đối với các tác phẩm được tạo ra trong thời gian làm việc. Và trong hầu hết các trường hợp, những người sáng tạo chuyển nhượng quyền lợi đó cho thương hiệu với số tiền thỏa thuận.
Slimane thời Saint Laurent, sau đó kiện nhau tưng bừng và Saint Laurent phải xóa hàng loạt ảnh Instagram. |
Mặc dù Saint Laurent được sở hữu quần áo và phụ kiện do Hedi Slimane thiết kế, nhưng nhà mốt gặp phải vấn đề về tác quyền đối với các bức ảnh trên các nền tảng trực tuyến của Saint Laurent, nhiều bức ảnh được chụp bởi Slimane. Theo Fashion Law, những hình ảnh trong tài khoản Instagram của Saint Laurent đã bị xóa trên quy mô lớn sau khi người kế nhiệm Slimane là Anthony Vaccarello được công bố.
- Người thay đại gia Lương Trí Thìn làm Chủ tịch tập đoàn Đất Xanh xuất thân thế nào?
- 'Vua thép' Trần Đình Long muốn làm thép cho đường sắt tốc độ cao
- nữ doanh nhân thành đạt nhất Việt Nam: Những bóng hồng không hề 'mềm yếu'
- Việt Nam sẽ có 10 tỷ phú USD: Doanh nhân nào giàu tiềm năng nhất?
- Tử hình “nữ doanh nhân” thành đạt ở Hà Tĩnh
- 1. Ông Lê Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
- Thư Chúc tết Giáp Thìn năm 2024
- Từ cậu bé nghèo chỉ được học hết cấp 3 đến đại gia ngành thực phẩm
- Đặng Khắc Vỹ - ông chủ kín tiếng ngân hàng Việt thuộc top lợi nhuận cao nhất