Bộ Tài chính đề xuất, ban hành một loạt chính sách giảm thuế, phí để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp
Công tác xây dựng cơ chế, chính sách pháp luật tài chính trong bối cảnh hiện nay hết sức nặng nề với yêu cầu ngày càng cao, nhưng với sự nỗ lực của toàn ngành tài chính thì nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện thể chế tài chính không ngừng được cải thiện.
Kịp thời đề xuất ban hành các VBQPPL tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân
Bộ Tài chính cho biết, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2022, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình Quốc hội thông qua 01 Dự án Luật; xây dựng và trình Chính phủ ban hành 9 Nghị định, xem xét ban hành 9 dự thảo Nghị định, 9 đề án khác; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 3 Quyết định, xem xét ban hành 01 Quyết định
Đồng thời, Bộ Tài chính ban hành theo thẩm quyền 37 thông tư hướng dẫn trong lĩnh vực tài chính – ngân sách nhà nước, miễn, giảm phí, lệ phí để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng thường xuyên rà soát, hệ thống hóa danh mục văn bản pháp luật; cập nhật thông tin về văn bản mới ban hành, đăng tải đầy đủ, kịp thời trên Cổng thông tin điện tử của Bộ và Cơ sở dữ liệu quốc gia; tăng cường tuyên truyền, phổ biến văn bản pháp luật, chính sách chế độ mới; hỗ trợ, tư vấn pháp luật về thuế cho doanh nghiệp, người dân.
Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế được Bộ Tài chính thực hiện chủ động, cơ bản đáp ứng được yêu cầu về tiến độ, đảm bảo chất lượng, thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tài chính – ngân sách nhà nước.
Đồng thời, Bộ Tài chính đã bám sát yêu cầu của thực tiễn, kịp thời đề xuất ban hành các văn bản pháp luật tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, giá xăng dầu và giá nguyên liệu đầu vào tăng cao.
Ban hành nhiều thông tư về giải pháp miễn, giảm thuế, phí, lệ phí
Đặc biệt, Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ ngành tham mưu trình Chính phủ gói hỗ trợ phục hồi kinh tế 347 nghìn tỷ đồng.
Ngay sau đó, Bộ đã chủ động xây dựng và ban hành hàng loạt các chính sách tài khóa hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, như:
- Nghị định số 15/2022 của Chính phủ quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội;
- Nghị định số 34/2022 của Chính phủ về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất năm 2022;
- Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, Hợp tác xã, hộ kinh doanh;
- Quyết định số 09/2022 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến.
Đồng thời, Bộ Tài chính còn ban hành nhiều thông tư về giải pháp miễn, giảm thuế, phí, lệ phí như: Giảm 2% thuế suất GTGT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 10% xuống còn 8%; giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay; giảm từ 50% - 70% mức thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng, dầu, mỡ nhờn; giảm 50% lệ phí trước bạ khi đăng ký ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước…
Đề xuất giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, GTGT đối với xăng dầu
Bộ Tài chính đã tham mưu trình Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhóm xăng, dầu, mỡ nhờ xuống mức sàn trong khung thuế đến hết ngày 31/12/2022. Trước đề xuất của Chính phủ, sáng ngày 6/7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có cuộc họp bất thường và thông qua Nghị quyết về mức bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn. Theo đó, UBTV Quốc hội điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhóm xăng, dầu, mỡ nhờ xuống mức sàn trong khung thuế đến hết ngày 31/12/2022.
Cùng với phương án tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với nhóm xăng, dầu, mỡ nhờn xuống mức sàn trong khung thuế đến hết 31/12/2022 và giải pháp điều chỉnh giảm mức thuế suất MFN, Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất phương án giảm thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng đối với xăng dầu nhằm góp phần giảm giá mặt hàng xăng dầu.
6 tháng miễn, giảm, gia hạn 45,9 nghìn tỷ đồng thuế, phí
Bộ Tài chính cho biết, các giải pháp gia hạn, miễn, giảm thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất nêu trên dự kiến tác động đến thu ngân sách nhà nước khoảng 225,5 nghìn tỷ đồng.
Trong 6 tháng đầu năm, tổng số tiền thuế, phí được miễn, giảm, gia hạn để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân khoảng 45,9 nghìn tỷ đồng.
Theo Bộ Tài chính, những hỗ trợ kịp thời này đã góp phần quan trọng đưa kinh tế doanh nghiệp, đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn, sớm ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh./.
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam tại cửa khẩu
- 0 aA Chỉ đạo, quyết định của Chính phủ - Thủ tướng Chính phủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam tại cửa khẩu
- Hệ thống hóa pháp luật để người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- Sửa quy định về sử dụng kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- Sửa đổi Luật Việc làm: Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
- Đường, cầu đường bộ có thời gian sử dụng tính hao mòn là 40 năm