Bộ Y tế công bố tác hại của thuốc lá điện tử và nung nóng

Thứ tư, ngày 30 tháng 10 năm 2024 | 16:26

Thuốc lá thế hệ mới làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, trầm trọng thêm các vấn đề về y tế công cộng, an ninh trật tự, xã hội và môi trường.

Ngày 29/10, Bộ Y tế tổ chức Hội thảo Công bố tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

Giáo sư Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho biết hiện nay ngoài thuốc lá truyền thống, trên thị trường đã xuất hiện các sản phẩm thuốc lá mới, bao gồm thuốc lá điện tử (TLĐT), thuốc lá nung nóng (TLNN) và sản phẩm thuốc lá lai giữa 2 loại này. Dù các loại trên chưa được cấp phép tại Việt Nam nhưng tỷ lệ sử dụng gia tăng nhanh, đặc biệt ở học sinh phổ thông trung học tại thành thị.

"Sử dụng thuốc lá thế hệ mới tăng nguy cơ sử dụng ma tuý và các chất gây nghiện khác, tăng thêm gánh nặng bệnh tật cho người dân và trầm trọng thêm các vấn đề về y tế công cộng, an ninh trật tự, xã hội và môi trường", ông Thuấn nói.

thuoc la dt.png

Giáo sư Trần Văn Thuấn phát biểu tại hội thảo.

Theo ông Thuấn, tỷ lệ hút thuốc chung ở hai giới là 20,8%; nam giới trưởng thành là 41,1% (số liệu năm 2021). Nước ta thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ người hút thuốc lá cao nhất thế giới. Ước tính năm 2022, thiệt hại do hút thuốc lá gồm chi phí khám chữa bệnh, tổn thất năng suất lao động do mắc bệnh và tử vong sớm do hút thuốc lá chiếm 1,14% GDP (tương đương 108,7 nghìn tỷ đồng). Chi phí này cao gấp 5 lần so với nguồn thu từ thuế thuốc lá mang lại. 

Theo Tiến sĩ Hà Anh Đức - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), chỉ trong vòng 2 năm, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh 13-15 tuổi đã gia tăng một cách đáng kể từ 3,5% năm 2022 lên 8,0% năm 2023.

Theo thống kê, tỷ lệ hút thuốc của nhóm từ 15 - 24 tuổi là 7,3%; từ 25 - 44 tuổi là 3,2%; từ 45 - 64 tuổi là 1,4%.

Tại các cơ sở y tế đều ghi nhận trường hợp cấp cứu liên quan tới thuốc lá thế hệ mới. Cục Quản lý Khám chữa bệnh phối hợp với Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá thực hiện khảo sát nhanh từ báo cáo của gần 700 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho thấy, riêng năm 2023, có 1.224 ca nhập viện do sử dụng TLĐT, TLNN. Triệu chứng khi nhập viện chủ yếu do dị ứng, ngộ độc, tổn thương phổi cấp. 

ngo doc thuoc la.png

Bệnh nhân ngộ độc thuốc lá điện tử tại Bệnh viện Bạch Mai.

Bộ Y tế cho hay trước mắt đề xuất Quốc hội ban hành Nghị quyết cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo TLĐT, TLNN và thuốc lá mới khác trong khi Bộ Y tế xây dựng hồ sơ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá.

Tác hại thuốc lá thế hệ mới 

Theo báo cáo của Bộ Y tế, các sản phẩm thuốc lá mới đều gây nhiều nguy cơ bệnh mạn tính giống như thuốc lá thông thường:

Cấp tính: hút TLĐT có thể dẫn đến tổn thương phổi cấp thậm chí gây tử vong, bị thương và bỏng do nổ pin, cháy thiết bị và ngộ độc do quá liều nicotine và ngộ độc các chất ma túy được pha trộn vào dung dịch thuốc lá điện tử.

TLĐT chứa nicotine - chất gây nghiện mạnh, có hại cho sự phát triển não bộ thanh thiếu niên dưới 25 tuổi. Nicotine ảnh hưởng xấu đến sự hình thành các khớp thần kinh gây ra vấn đề về trí nhớ, tập trung, học tập, tự chủ và rối loạn tâm trạng. Hậu quả lâu dài nghiêm trọng bao gồm nghiện, rối loạn nhận thức, cảm xúc, giảm khả năng tập trung, học tập.

- Hô hấp: suy giảm chức năng phổi do tắc nghẽn.

- Tim mạch: rối loạn chức năng mạch máu, cơ xơ cứng mạch máu, huyết khối, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch vành, tăng huyết áp và đột quỵ .

- Ung thư: làm tổn thương DNA gây tăng nguy cơ ung thư, tăng kháng hóa trị liệu.

- Tâm thần kinh: ảnh hưởng tâm sinh lý giới trẻ, tăng nguy cơ stress và giảm sự ổn định tâm lý.

- Bệnh về răng miệng: bệnh viêm lợi, sâu răng, mất xương quanh răng, tổn thương niêm mạc miệng, tăng nguy cơ nhiễm trùng miệng.

- Các vấn đề sức khỏe khác do hút TLĐT có liên quan bao gồm đau đầu, ho, mất ngủ, suy nhược, đau ngực ở người trẻ tuổi; kích ứng cổ họng, ho, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn; trầm cảm, lo âu, bốc đồng. 

Ngày 29/10, Bộ Y tế tổ chức Hội thảo Công bố tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

Giáo sư Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho biết hiện nay ngoài thuốc lá truyền thống, trên thị trường đã xuất hiện các sản phẩm thuốc lá mới, bao gồm thuốc lá điện tử (TLĐT), thuốc lá nung nóng (TLNN) và sản phẩm thuốc lá lai giữa 2 loại này. Dù các loại trên chưa được cấp phép tại Việt Nam nhưng tỷ lệ sử dụng gia tăng nhanh, đặc biệt ở học sinh phổ thông trung học tại thành thị.

"Sử dụng thuốc lá thế hệ mới tăng nguy cơ sử dụng ma tuý và các chất gây nghiện khác, tăng thêm gánh nặng bệnh tật cho người dân và trầm trọng thêm các vấn đề về y tế công cộng, an ninh trật tự, xã hội và môi trường", ông Thuấn nói.

thuoc la dt.png

Giáo sư Trần Văn Thuấn phát biểu tại hội thảo.

Theo ông Thuấn, tỷ lệ hút thuốc chung ở hai giới là 20,8%; nam giới trưởng thành là 41,1% (số liệu năm 2021). Nước ta thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ người hút thuốc lá cao nhất thế giới. Ước tính năm 2022, thiệt hại do hút thuốc lá gồm chi phí khám chữa bệnh, tổn thất năng suất lao động do mắc bệnh và tử vong sớm do hút thuốc lá chiếm 1,14% GDP (tương đương 108,7 nghìn tỷ đồng). Chi phí này cao gấp 5 lần so với nguồn thu từ thuế thuốc lá mang lại. 

Theo Tiến sĩ Hà Anh Đức - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), chỉ trong vòng 2 năm, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh 13-15 tuổi đã gia tăng một cách đáng kể từ 3,5% năm 2022 lên 8,0% năm 2023.

Theo thống kê, tỷ lệ hút thuốc của nhóm từ 15 - 24 tuổi là 7,3%; từ 25 - 44 tuổi là 3,2%; từ 45 - 64 tuổi là 1,4%.

Tại các cơ sở y tế đều ghi nhận trường hợp cấp cứu liên quan tới thuốc lá thế hệ mới. Cục Quản lý Khám chữa bệnh phối hợp với Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá thực hiện khảo sát nhanh từ báo cáo của gần 700 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho thấy, riêng năm 2023, có 1.224 ca nhập viện do sử dụng TLĐT, TLNN. Triệu chứng khi nhập viện chủ yếu do dị ứng, ngộ độc, tổn thương phổi cấp. 

ngo doc thuoc la.png

Bệnh nhân ngộ độc thuốc lá điện tử tại Bệnh viện Bạch Mai.

Bộ Y tế cho hay trước mắt đề xuất Quốc hội ban hành Nghị quyết cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo TLĐT, TLNN và thuốc lá mới khác trong khi Bộ Y tế xây dựng hồ sơ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá.

Tác hại thuốc lá thế hệ mới 

Theo báo cáo của Bộ Y tế, các sản phẩm thuốc lá mới đều gây nhiều nguy cơ bệnh mạn tính giống như thuốc lá thông thường:

Cấp tính: hút TLĐT có thể dẫn đến tổn thương phổi cấp thậm chí gây tử vong, bị thương và bỏng do nổ pin, cháy thiết bị và ngộ độc do quá liều nicotine và ngộ độc các chất ma túy được pha trộn vào dung dịch thuốc lá điện tử.

TLĐT chứa nicotine - chất gây nghiện mạnh, có hại cho sự phát triển não bộ thanh thiếu niên dưới 25 tuổi. Nicotine ảnh hưởng xấu đến sự hình thành các khớp thần kinh gây ra vấn đề về trí nhớ, tập trung, học tập, tự chủ và rối loạn tâm trạng. Hậu quả lâu dài nghiêm trọng bao gồm nghiện, rối loạn nhận thức, cảm xúc, giảm khả năng tập trung, học tập.

- Hô hấp: suy giảm chức năng phổi do tắc nghẽn.

- Tim mạch: rối loạn chức năng mạch máu, cơ xơ cứng mạch máu, huyết khối, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch vành, tăng huyết áp và đột quỵ .

- Ung thư: làm tổn thương DNA gây tăng nguy cơ ung thư, tăng kháng hóa trị liệu.

- Tâm thần kinh: ảnh hưởng tâm sinh lý giới trẻ, tăng nguy cơ stress và giảm sự ổn định tâm lý.

- Bệnh về răng miệng: bệnh viêm lợi, sâu răng, mất xương quanh răng, tổn thương niêm mạc miệng, tăng nguy cơ nhiễm trùng miệng.

- Các vấn đề sức khỏe khác do hút TLĐT có liên quan bao gồm đau đầu, ho, mất ngủ, suy nhược, đau ngực ở người trẻ tuổi; kích ứng cổ họng, ho, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn; trầm cảm, lo âu, bốc đồng.