Bộ Y tế nói gì về việc vắc xin Covid-19 AstraZeneca 'có thể gây cục máu đông'?
Sáng 3/5, lãnh đạo Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, đã lên tiếng trước thông tin AstraZeneca thừa nhận vắc xin Covid-19 có thể gây cục máu đông kèm giảm tiểu cầu.
Thông tin AstraZeneca thừa nhận vắc xin Covid-19 có thể gây cục máu đông kèm giảm tiểu cầu (TTS) mới đây khiến nhiều người dân băn khoăn, lo lắng dù hãng dược này khẳng định đây là trường hợp "rất hiếm”.
Trao đổi với VietNamNet sáng 3/5, lãnh đạo Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết người dân đã từng tiêm vắc xin Covid-19 của hãng dược AstraZeneca cách đây 2-3 năm không nên hoang mang, lo lắng, bởi vắc xin chỉ có tác dụng trong vòng 1 năm. Tuy nhiên, giới chuyên môn Việt Nam sẽ tiếp tục theo dõi thông tin từ đồng nghiệp quốc tế liên quan vấn đề này.
Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Quang Thái, Trưởng văn phòng tiêm chủng miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, các thông tin về tác dụng phụ của vắc xin AstraZeneca ngừa Covid-19 như tăng nguy cơ cục máu đông, giảm tiểu cầu đã được cảnh báo từ năm 2021 nhưng tỷ lệ rất hiếm gặp.
Ông Thái cho rằng khả năng bị huyết khối tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người và không thể chỉ định cho đối tượng cụ thể. Hiện nay, Bộ Y tế đã có phác đồ xử lý huyết khối nên người dân không cần lo lắng.
Đây không phải là lần đầu có thông tin sau tiêm vắc xin Covid-19 của AstraZeneca xuất hiện tình trạng đông máu. Theo Telegraph, các nhà khoa học lần đầu tiên xác định được mối liên hệ giữa vắc xin và tình trạng giảm tiểu cầu kèm huyết khối miễn dịch do vắc xin (VITT) gây ra vào đầu tháng 3/2021.
Tháng 4/2021, Bộ Y tế Việt Nam ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối sau tiêm vắc xin Covid-19 (kèm theo Quyết định số 1966).
Theo Bộ Y tế, thuyên tắc huyết khối kèm theo giảm tiểu cầu sau khi tiêm vắc xin Covid-19 của Astra Zeneca và Johnson & Johnson đã được ghi nhận trong các báo cáo của các cơ quan quản lý dược và tổ chức giám sát an toàn vắc xin tại nhiều quốc gia.
Tổ chức Y tế thế giới đã yêu cầu cảnh giác, theo dõi, phát hiện sớm và xử trí kịp thời những biến cố hiếm gặp ở người sau tiêm vắc xin Covid-19 nghi ngờ giảm tiểu cầu huyết khối miễn dịch, đông máu rải rác trong lòng mạch, huyết khối tĩnh mạch não. "Biểu hiện lâm sàng thường xảy ra 4 đến 28 ngày sau khi tiêm", Bộ Y tế cho biết.
Biểu hiện lâm sàng thuyên tắc huyết khối kèm giảm tiểu cầu sau tiêm vắc xin Covid-19
- Đau đầu dai dẳng, dữ dội
- Các triệu chứng thần kinh khu trú
- Co giật, hoặc mờ hoặc nhìn đôi (gợi ý CSVT hoặc đột quỵ)
- Khó thở hoặc đau ngực (gợi ý thuyên tắc phổi hoặc hội chứng vành cấp)
- Đau bụng (gợi ý huyết khối tĩnh mạch cửa)
- Đau, phù chi dưới (gợi ý huyết khối tĩnh mạch sâu)
- Ít khi biểu hiện chảy máu, xuất huyết da, hoặc xuất huyết nội tạng.
(Theo Quyết định 1966/2021 của Bộ Y tế)
Thời điểm đó, giảm tiểu cầu huyết khối miễn dịch sau tiêm vắc xin được Bộ Y tế nhìn nhận đây là biến cố nặng hiếm gặp.
Đến hết năm 2023, Việt Nam đã tiêm hơn 266,5 triệu liều vắc xin Covid-19 và là một trong những quốc gia có tỷ lệ bao phủ vắc xin Covid-19 cao nhất thế giới. Tỷ lệ tiêm đủ mũi cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên đạt xấp xỉ 100%.
Tháng 12/2023, PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết kho của Viện này đang bảo quản hơn 432.000 liều vắc xin Covid-19 Pfizer có hạn dùng đến cuối tháng 9/202
- Người bệnh tiểu đường bất ngờ khi nhân viên y tế đưa suất ăn có bát cơm đầy
- Người mẹ gây xôn xao khi mang 9 bào thai cùng một lúc
- Bé gái 7 tuổi tử vong sau vài tiếng nhập viện ở Thanh Hóa
- Phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm sau khi vô tình đọc báo
- Bé 4 tuổi đi cấp cứu với tiên lượng tử vong do biến chứng đái tháo đường
- 4 triệu chứng ở chân cảnh báo bệnh tiểu đường đã nghiêm trọng
- Bộ Y tế đề xuất cấm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng
- 4 thực phẩm giúp giảm nguy cơ mắc nhiều loại ung thư
- Ngứa cảnh báo tình trạng nguy hiểm không chỉ là bệnh ngoài da khi trời hanh khô