CẢI THIỆN TƯ DUY PHẢN BIỆN CHO SINH VIÊN
VÌ SAO SINH VIÊN CẦN RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TƯ DUY PHẢN BIỆN? Trong học tập cũng như công việc sau này, tư duy phản biện là nền tảng quan trọng, bởi đây là yếu tố tiềm năng để sản sinh ra những nhà lãnh đạo giỏi.
CÁC KỸ NĂNG TRONG TƯ DUY PHẢN BIỆN DÀNH CHO SINH VIÊN
1. Kỹ năng đặt câu hỏi
Sinh viên có thể tự đặt vấn đề từ những việc đơn giản, gần gũi nhất, tập cách suy ngẫm về mọi thứ. Bạn có nên áp dụng phương pháp 5W1H trong tư duy phản biện để xây dựng hệ thống câu hỏi bắt đầu: WHAT – WHEN – WHERE – WHY- WHO – HOW, tiếp theo đó hãy tìm cách để trả lời tất cả những câu hỏi vừa đặt ra.
Đặt nghi vấn chính là mấu chốt dẫn đến tư duy phản biện. Nếu không biết phải thắc mắc về vấn đề gì, hoặc không đặt câu hỏi ngay từ đầu thì có thể không bao giờ tìm được câu trả lời. Tìm kiếm lời giải đáp một cách thông minh chính là tư duy phản biện.
2. Đánh giá mọi việc khách quan
Để có kỹ năng tư duy phản biện tốt, bạn cần có cái nhìn khách quan về mọi vấn đề. Nghĩa là, bạn không nên suy nghĩ hay giải quyết các vấn đề theo cảm tính, theo cách nhìn nhận một chiều, cá nhân. Bạn cần nhìn sự việc ở nhiều góc độ, đa chiều. Khi đánh giá mọi việc khách quan, bạn sẽ có những lập luận sắc bén, đánh giá vấn đề một cách logic và chính xác hơn.
3. Luôn có nhiều hơn một phương án
Trong cuộc sống, đứng trước một vấn đề, bạn nên có nhiều kế hoạch dự phòng và dài hạn để “cứu sống” mình khỏi những tình huống bất ngờ. Đừng chỉ dự tính một hoặc hai phương án ngắn hạn để đối phó tình huống trước mắt mà bạn nên suy nghĩ xa hơn về các sự việc, vấn đề trong tương lai.
4. Không vội vàng chấp nhận kết quả của người khác trước khi bạn kiểm chứng
Trong quá trình phản biện, bạn có thể gặp rất nhiều những ý kiến, kết luận trái chiều hoặc đồng quan điểm. Nhưng bạn không nên đồng ý ngay với ý kiến của người khác khi mình chưa suy nghĩ và phân tích kỹ càng. Bạn cần kiểm tra, tư duy và đưa ra ý kiến phản biện của mình trước khi chấp nhận những kết quả của người khác.
Tuy nhiên, các bạn cần phân biệt rõ giữa tư duy phản biện và tranh cãi. Muốn quá trình phản biện có kết quả và mang tính góp ý xây dựng cần có những quy tắc tranh luận. Khi phát biểu phải dựa trên dẫn chứng cụ thể, số liệu, tài liệu dẫn chứng… giúp tạo nên sức mạnh cho những phản biện của bạn.
5. Thường xuyên giao tiếp và gặp gỡ nhiều người
Sinh viên muốn rèn luyện và học tập để phát triển kỹ năng tư duy phản biện, hãy chủ động gặp gỡ và làm quen với thầy cô, anh chị khóa trên và các bạn. Chính điều này giúp bản thân có thể tiếp cận được nhiều cách suy nghĩ, lập luận mà trước giờ không biết. Hơn nữa, có thể một trong số những người mà bạn tiếp xúc sẽ tiếp nhận quan điểm và chỉ ra sai lầm, nhận định chưa đúng trong suy nghĩ của bạn. Đây cũng có thể là người cung cấp nhiều bài học quý báu giúp cải thiện các kỹ năng mềm cho sinh viên.
MỘT SỐ CUỘC THI, CÂU LẠC BỘ CỦA TRƯỜNG GIÚP SV CẢI THIỆN KỸ NĂNG TƯ DUY PHẢN BIỆN
1. Bách Khoa Innovation ( https://oisp.hcmut.edu.vn/bk-innovation/ )
Bách Khoa Innovation là sân chơi để sinh viên hiện thực hóa các ý tưởng, mô hình sáng tạo khởi nghiệp, và các nghiên cứu khoa học, qua đó giải quyết các nhu cầu thực tế của xã hội bằng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ và quản trị.
Sinh viên tự tin trình bày ý tưởng trước Ban giám khảo tại cuộc thi Bách Khoa Innovation 2020 – Hình: OISP
Đội chiến thắng trong cuộc thi Bách Khoa Innovation 2020 – Hình: OISP
2. Hội nghị Nghiên cứu khoa học sinh viên Bách khoa Quốc tế
Đây là sân chơi học thuật thường niên dành cho sinh viên các chương trình đào tạo chính quy quốc tế của trường Đại học Bách Khoa.
Sinh viên có thể học hỏi cách tiếp cận các phương pháp nghiên cứu khoa học, tạo được sự hứng thú và say mê trong nghiên cứu khoa học ngay từ những năm đầu.
3. Presentation Contest
Đây là cuộc thi thường niên do Văn phòng Đào tạo Quốc tế – Trường ĐH Bách khoa tổ chức, nhằm tạo sân chơi cho SV năm thứ Nhất các chương trình Chất lượng cao, Tiên tiến, Liên kết Quốc tế, Tăng cường Tiếng Nhật tranh tài thuyết trình, tranh luận và trưng bày thành quả từ các dự án cộng đồng.
Sinh viên có cơ hội phát triển tư duy phản biện thông qua cuộc thi Presentation Contest – Hình: OISP
4. Solution Challenge
Solution Challenge là cuộc thi thường niên do cộng đồng Developer Student Clubs tổ chức với mong muốn cùng sinh viên phát triển, tìm ra giải pháp để giải quyết các vấn đề của cộng đồng địa phương bằng cách sử dụng một hoặc nhiều sản phẩm hoặc nền tảng của Google.
Đội hình DSC HCMUT đến từ Trường Đại học Bách khoa (ĐHQG-HCM) đã xuất sắc trở thành một trong 10 đội chiến thắng Solution Challenge 2020 trên toàn thế giới – Hình: bachkhoa.hcmut
Và còn nhiều cuộc thi thú vị, các hoạt động Đoàn hội thuộc Đoàn khối Bách khoa, các câu lạc bộ như HOPE, BOMB, OSA, OEC… các bạn có thể tham gia để rèn luyện thêm các kỹ năng cần thiết khác trong quảng đường học tậ
- Khẳng định vai trò Đảng cầm quyền
- Giữ chữ tín để đi đường dài
- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong phản biện xã hội
- Phản bác luận điệu xuyên tạc chủ trương của Đảng về xây dựng nền văn hóa
- Tạo “vòng kim cô” kiểm soát quyền lực lập pháp
- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong phản biện xã hội
- Nhận diện "giặc nội xâm" lãng phí
- Chống lãng phí từ các dự án treo
- Cảnh giác với chiêu trò mạo danh "phản biện xã hội" nhằm chống phá cách mạng Việt Nam