Cá mập cắn ai?
Cứ lần nào đứt cáp thì nhà mạng lại nói trường hợp bất khả kháng, cá mập cắn cáp.
Kính cận vô tình nghe được chuyện ông A với ông B than thở vì đường truyền internet quốc tế “rùa bò”.
- Bực mình quá, nhà tôi tháng này trả thuê bao mất hơn hai trăm nghìn tiền xem phim online mà không xem được, mạng chậm không biết kêu ai.
- Ô, thế ông muốn kêu ai? Cứ lần nào đứt cáp thì nhà mạng lại nói trường hợp bất khả kháng, cá mập cắn cáp. Ông thì chỉ không xem được phim, các công ty khác người ta thiệt hại trăm triệu hay cả tỷ đồng, người ta còn không kêu ai được đây này.
Ảnh minh họa
- Công nhận kỳ lạ. Sao không có điều khoản giảm tiền thuê bao hoặc đền bù thiệt hại khi đường truyền gặp sự cố ông nhỉ? Hợp đồng chỉ ghi tốc độ đường truyền tối đa không có tối thiểu, đứt mạng cũng không có đền bù. Hợp đồng lạ lùng thế nhưng không ký không được vì nhà mạng nào cũng như nhau khoản này. Chê thì không có mạng để xem.
- Cái này ông phải hỏi nhà quản lý chứ hỏi tôi ích gì. Các nhà mạng được bảo vệ vì trường hợp “bất khả kháng”, còn ai bảo vệ người tiêu dùng?
- Tôi nghĩ treo biển “cấm cá mập cắn cáp” dưới biển không được vì cá không biết đọc, nhưng trên bờ phải có văn bản, chế tài, hành lang bảo vệ người tiêu dùng. Không để cá mập cứ cắn cáp là “cắn” luôn cả người dùng, ông ạ.
Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/
- Cảnh giác với chiêu trò mạo danh "phản biện xã hội" nhằm chống phá cách mạng Việt Nam
- Phản bác luận điệu xuyên tạc chủ trương của Đảng về xây dựng nền văn hóa
- Phản biện xã hội và vai trò của phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay
- Cảnh giác trước chiêu trò lợi dụng phản biện xã hội để chống phá
- Sàng lọc đảng viên - khó cũng phải làm
- Nâng “chất” giám sát, phản biện xã hội
- Giám sát, phản biện xã hội sớm từ cơ sở
- Nhận diện "giặc nội xâm" lãng phí
- Giám sát, phản biện xã hội sớm từ cơ sở