Các bệnh về da hay gặp vào mùa nắng nóng

Thứ hai, ngày 11 tháng 7 năm 2022 | 19:18

Do điều kiện thời tiết nắng nóng, lại là mùa du lịch biển nên mùa hè là thời điểm số lượng bệnh nhân da liễu tăng lên rõ rệt.

Những bệnh da liễu thường gặp vào mùa nóng là bệnh gì? Phòng tránh như thế nào?

Với nhiều loại vi khuẩn, virus gây bệnh da liễu thì điều kiện thời tiết nắng nóng cộng với khói bụi, ô nhiễm mỗi trường sống…, rất thích hợp để chúng sinh sôi và tấn công vào cơ thể người. 

Tùy từng căn bệnh, bạn sẽ đối mặt với những triệu chứng khác nhau, hầu hết bệnh da liễu điều khiến bạn cảm thấy khó chịu và tự ti với làn da kém hoàn hảo của mình. 

Dưới đây là những bệnh da về mùa hè mà bạn hay gặp nhất.

Hầu hết bệnh da liễu điều khiến bạn cảm thấy khó chịu và tự ti với làn da kém hoàn hảo của mình. Ảnh minh họa

Hầu hết bệnh da liễu điều khiến bạn cảm thấy khó chịu và tự ti với làn da kém hoàn hảo của mình. Ảnh minh họa

1. Cháy nắng

Ngứa có thể xuất hiện vài ngày sau khi da bị cháy nắng. Bị ngứa sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều không phải là điều bất thường. Các triệu chứng ngứa do cháy nắng thường xuất hiện từ 24 - 72 giờ sau khi bạn ở dưới ánh nắng mặt trời.

Cháy nắng thường gặp ở vai và lưng. Ngứa do cháy nắng có thể xuất hiện vài ngày sau khi bị cháy nắng. Khi bị cháy nắng bạn hãy cố gắng kiểm soát không nên gãi. Bạn có thể bôi gel hoặc thuốc mỡ lô hội vào khu vực bị cháy nắng. Cũng có thể bôi hỗn hợp baking soda lên các khu vực bị ảnh hưởng cũng có thể giúp một số người giảm đau, nhưng những người khác cho biết rằng nó không giúp ích gì cho họ.

2. Bệnh rôm sảy ở trẻ nhỏ

Do mùa hè nóng nực, thời điểm vi khuẩn phát triển mạng nên trẻ rất dễ mắc rôm sảy. Rôm sảy là tình trạng bít tắc tuyến mồ hôi gây ra sự ứ đọng mồ hôi, ống bài tiết dễ bị bụi hay ghét bít kín khiến làn da bị viêm và xuất hiện các mụn nhỏ màu hồng trên da.

Ở trẻ em do ống tuyến mồ hôi chưa phát triển hoàn chỉnh, lại thêm thời tiết mùa hè nắng nóng cơ thể trẻ bài tiết nhiều mồ hôi nhưng không thoát ra ngoài hết, gây ứ đọng mồ hôi và bít tắc tuyến mồ hôi.

Trẻ xuất hiện các mụn nước nhỏ mọc thành đám, trên nền da mẩn đỏ, ngứa, quấy khóc nhiều, bứt rứt và khó chịu. Nếu bị nhiễm khuẩn thành các mụn mủ hay nhọt trên da.

Rôm sảy xuất hiện nhiều ở trán, cổ, vai, ngực và lưng nhưng cũng có thể có thêm ở kẽ nách, háng. Trẻ mặc quần áo không thấm hút mồ hôi hoặc thường xuyên mặc tã, hoặc mặc tã quá chật cũng gây hiện tượng bít tắc tuyến mồ hôi.

Trẻ quá hiếu động cơ thể sẽ tăng cường hoạt động sẽ làm tăng tiết mồ hôi giúp cơ thể giải nhiệt… cũng là nguyên nhân gây bít tắc tuyến mồ hôi.

3. Viêm da cơ địa

Bệnh nhân viêm da do cơ địa khá nhạy cảm, nhất vào thời những ngày thời tiết nắng nóng, nhiệt độ và độ ẩm trong không khí tăng cao. Lúc này, cơ thể chúng ta rất dễ rơi vào trạng thái rối loạn, đây là điều kiện thuận lợi để bệnh viêm da cơ địa tái phát.

Người bị viêm da cơ địa thường bị: Ngứa khu vực bị viêm; Viêm da mãn tính và tái phát nhiều lần. Khô da, viêm môi, viêm kết mạc mắt và kích thích ở mắt tái phát nhiều lần, màu sắc trên mặt đỏ hoặc tái, bị dị ứng thức ăn, chàm ở lòng hoặc mu bàn tay, IgE tăng, phản ứng da tức thì týp 1 dương tính, vẩy trắng. Xuất hiện nhiều ban đỏ. Trên bề mặt da có mụn nước nhỏ, nông. Mụn nước vỡ chảy dịch gây phù nề, vảy tiết. Vùng da bị tổn thương có thể bị bội nhiễm, loét, mụn mủ, sưng nóng,…

Mắc viêm da do cơ địa không thể điều trị dứt điểm, người bệnh phải chung sống với bệnh mỗi lần chúng tái phát.

Vào mùa hè, tỷ lệ người mắc bệnh nấm da cũng có xu hướng gia tăng nhanh chóng.

Vào mùa hè, tỷ lệ người mắc bệnh nấm da cũng có xu hướng gia tăng nhanh chóng.

4. Nấm da

Vào mùa hè, tỷ lệ người mắc bệnh nấm da cũng có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Nấm thường xuất hiện ở những vùng ẩm ướt hoặc vùng da ra nhiều mồ hôi, ví dụ như bàn chân, bẹn và các nếp gấp của da. Thông thường, những bệnh nhiễm trùng này xuất hiện dưới dạng phát ban có vảy, da đổi màu và thường gây ngứa.

Bệnh nấm da thường lây lan qua tiếp xúc trực tiếp, bao gồm việc tiếp xúc với nấm trên quần áo hoặc các vật dụng khác hoặc có thể tiếp xúc với người hoặc động vật bị nấm. Các bệnh nấm da thường gặp là: lang ben, hắc lào, nấm kẽ chân, nấm da đầu, nấm móng…

Yếu tố gây nấm da thường là: Sống trong môi trường ẩm ướt, ra mồ hôi nhiều, dùng chung các vật dụng như quần áo, giày dép, khăn tắm; vệ sinh da không sạch… 

Bệnh nấm da khá phổ biến, lây lan nhanh và dễ tái phát..., nên bạn cần đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được khám, điều trị triệt để.

5. Lời khuyên của thầy thuốc

Những bệnh về da tuy không nghiêm trọng nhưng gây kích ứng, khó chịu cho người mắc. Vì thế, chủ động phòng ngừa rất có ý nghĩa. Việc nên làm là:

  • Sử dụng riêng các vật dụng cá nhân như quần áo, khăn tắm.
  • Mặc quần áo sạch, chất liệu thoáng, thấm hút mồ hôi.
  • Lau sạch các bề mặt dùng chung như thiết bị tập thể dục hoặc thảm.
  • Uống nhiều nước để giúp tuyến mồ hôi cũng như thận đào thải các chất độc tốt hơn.
  • Nên ưu tiên sử dụng các loại mỹ phẩm hoặc xà phòng tắm không gây bít tắc các lỗ chân lông, không chất tẩy.
  • Tránh căng thẳng và lo lắng.
  • Bôi kem dưỡng ẩm phù hợp với da ít nhất hai lần một ngày.

Xem thêm video được quan tâm

 
 
 
 
 
0:00
 
 

Chống nắng: Sử dụng mỹ phẩm chứa SPF có đủ không? Thứ tự trang điểm khi dùng kem chống nắng? | SKĐS

BS. Vũ Dung