Các doanh nghiệp, tổ chức cần đưa sàng lọc ung thư vào chương trình khám sức khỏe định kỳ
tại lễ phát động chương trình “Chung tay vì người phụ nữ tôi yêu” năm 2023, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan kêu gọi các doanh nghiệp, tổ chức đưa chương trình sàng lọc ung thư nói chung và ung thư vú nói riêng vào chương trình khám sức khỏe định kỳ để hướng tới một Việt Nam vững vàng và khỏe mạnh.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, hiện nay, căn bệnh ung thư đang trở thành gánh nặng lớn của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đáng lo ngại hơn, tại Việt Nam hiện nay, ung thư vú đang có xu hướng ngày càng trẻ hoá. Hơn nữa, do yếu tố tâm lý nên nhiều phụ nữ còn e ngại, trì hoãn việc khám sàng lọc để được phát hiện sớm bệnh. Còn nhiều chị em tới bệnh viện thăm khám đều ở giai đoạn muộn khiến việc điều trị gặp khó khăn, hiệu quả kém. Vì vậy, việc tầm soát phát hiện sớm ung thư vú có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.
Theo số liệu của Bệnh viện K, những năm gần đây, tỷ lệ khám phát hiện ung thư vú giai đoạn sớm (giai đoạn 0, 1 và 2) đã đạt trên 70%. Kéo theo đó, tỷ lệ chữa khỏi ung thư vú cũng đã đạt 70%, ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
“Tôi kêu gọi cộng đồng, mỗi gia đình, mỗi chị em hãy cùng chung tay đẩy lùi ung thư vú. Các doanh nghiệp, tổ chức cần đưa chương trình sàng lọc ung thư nói chung và ung thư vú nói riêng đối với phụ nữ bước sang tuổi 40 vào chương trình khám sức khỏe định kỳ để hướng tới một Việt Nam vững vàng và khỏe mạnh”, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan nhấn mạnh.
Khám sàng lọc phát hiện sớm ung thư vú .
Cũng tại lễ phát động, PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng chia sẻ: “Thông qua chiến dịch này, chúng tôi mong muốn phụ nữ Việt Nam sẽ được trang bị các kiến thức cũng như nâng cao nhận thức về căn bệnh gây tử vong hàng đầu này, đặc biệt là chủ động thực hiện định kỳ tầm soát ung thư vú”.
PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên cũng chỉ ra 5 bước cần thiết để phát hiện sớm ung thư vú, để điều trị đạt hiệu quả cao, gồm: Biết nguy cơ của mình mắc ung thư vú; biết cách mình có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú; biết tự khám vú đúng cách; biết khi nào cần đi khám, phát hiện sớm ung thư vú (là khi có các dấu hiệu, triệu chứng nghi ngờ ung thư vú); biết nơi khám ung thư vú.
Theo thống kê của Ghi nhận ung thư năm 2020, mỗi năm ở nước ta có 182.563 số ca mắc mới ung thư, trong đó ung thư vú là 21.555 ca (chiếm tỷ lệ 11,8 %).
Trước đó, tại Thông tư 09/2023 về hướng dẫn khám sức khỏe do Bộ Y tế ban hành có nêu rõ, từ ngày 20-6-2023, 2 loại ung thư hay gặp ở phụ nữ, gồm: Ung thư cổ tử cung và ung thư vú được đưa vào danh mục khám sức khỏe định kỳ để tầm soát, sàng lọc nhằm phát hiện sớm bệnh.
- Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bùng phát
- Hai điểm lạ của cơn đau đầu cảnh báo u não
- Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?
- Người phụ nữ trẻ phát hiện mắc ung thư di căn từ dấu hiệu tưởng chừng đơn giản
- Nhiều loại ký sinh trùng tưởng tuyệt chủng bất ngờ xuất hiện lại ở Việt Nam
- Người phụ nữ trẻ phát hiện mắc ung thư di căn từ dấu hiệu tưởng chừng đơn giản
- Người đàn ông mất một nửa lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
- Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
- Người đàn ông mất một nửa lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết