Các lệnh trừng phạt Nga khiến hàng nghìn xế hộp hạng sang bị đình trệ xuất khẩu

Thứ hai, ngày 25 tháng 4 năm 2022 | 16:53

Hôm nay (25/4) khoảng 8.000 xe ô tô hạng sang được vận chuyển tới Nga bị đình trệ tại cảng Zeebrugge, Bỉ, khi các nhà chức trách nỗ lực tìm kiếm một loạt các lệnh trừng phạt áp đặt đối với Nga.

Các mẫu xe, bao gồm một số xế hộp đắt đỏ hiệu Lexus, Cadillac và Mercedes mới nhất, đã đến từ châu Á vào tuần đầu tiên của tháng Tư.

cac lenh trung phat nga khien hang nghin xe hop hang sang bi dinh tre xuat khau hinh 1

Cảng vận chuyển hàng hoá Zeebrugge tại Bỉ, với sức chứa cho 10.000 phương tiện. Ảnh: Reuters.

Đáng lẽ, chúng sẽ được chuyển đến Nga, nhưng phải tuân theo lệnh cấm hàng xa xỉ khiến ô tô trị giá hơn 50.000 euro, tương đương 54.000 USD không được xuất khẩu.

Một dấu hiệu cho thấy sự nhầm lẫn tại các cảng quan trọng của châu Âu về cách giải thích và áp dụng các biện pháp trừng phạt chống lại Nga là kho dự trữ ô tô.

Marc Adrianens, giám đốc cảng cho biết: “Ô tô bị cũng nằm trong lệnh cấm hàng xa xỉ, nhưng có rất nhiều sản phẩm khác bị mắc kẹt ở đây phải chịu các biện pháp trừng phạt khác nhau.

Ông Adrianens nói rằng ông không biết ai đã mua những chiếc xe hoặc ai sở hữu chúng vào thời điểm này. Ông cho biết cảng biển Zeebrugge có sức chứa 10.000 ô tô.

Các cảng trên khắp thế giới, đặc biệt là các cảng phương tiện, đang căng thẳng để xử lý số lượng hàng hóa kỷ lục khi các nền kinh tế phục hồi sau đại dịch Covid-19.

Cảng biển Zeebrugge là một trong những cảng trung chuyển phương tiện nhộn nhịp nhất châu Âu, xử lý khoảng hai triệu lượt phương tiện mỗi năm. Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt được áp dụng đối với nhiều loại sản phẩm, bao gồm linh kiện máy bay, máy móc, hóa chất và thiết bị điện tử đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tại cảng này.

Theo các quan chức cảng Zeebrugge, hơn 1.000 container có xuất xứ từ Nga đã bị tạm dừng để kiểm tra, và một số trung tâm xuất khẩu khác trên khắp châu Âu cũng đang gặp vấn đề tương tự.

Isabelle Ryckbost, tổng thư ký của Tổ chức cảng biển châu Âu, một hiệp hội thương mại đại diện cho các cảng lớn nhất của EU, cho hay: “Có rất nhiều sự nhầm lẫn và chúng tôi cần một danh sách các tàu nên theo dõi từ các nhà chức trách.

 

"Chuỗi cung ứng đã bị gián đoạn nghiêm trọng, và sự chậm trễ trong việc xác định tàu và sản phẩm nào bị cấm càng thêm gánh nặng." ông nói.

Được biết, với tốc độ các lệnh trừng phạt mới được áp đặt lên Nga, các đại lý hải quan châu Âu đang cố gắng để theo kịp. Một vấn đề duy nhất đối với thương mại hàng hải là, mặc dù thực tế là các tàu gắn cờ Nga bị cấm vào các cảng ở châu Âu và Hoa Kỳ, nhiều tàu vẫn đi theo các lá cờ khác và được đăng ký bên ngoài Nga. Điều này, khiến cho các cảng biển khó lòng kiểm soát.

Trong tuần này, ESPO kêu gọi các quốc gia EU triển khai thêm nhân sự và nguồn lực để kiểm định tàu và hàng hóa nào là đối tượng của lệnh cấm và tàu nào được miễn trừ.

EU đã công bố một số khuyến nghị về cách áp dụng các lệnh cấm, nhưng các nhà khai thác cảng đã gặp khó khăn, bao gồm một số trường hợp miễn trừ.

Việc xuất khẩu dầu và khí đốt của Nga không bị cấm, nhưng các chủ tàu tuyên bố họ đang tránh nâng dầu thô ở Biển Đen và Baltic vì sợ bị vướng vào các lệnh trừng phạt.

Các nhà kinh doanh dầu mỏ và giao nhận hàng hóa ước tính có ít nhất 200 tàu thường xuyên vận chuyển dầu và khí đốt của Nga đã phải dừng hoạt động vì sợ bị xử phạt. Tuy nhiên, với việc Nga cung cấp cho khách hàng chiết khấu đáng kể đối với xăng dầu của mình, một số tàu chở dầu đã chấp nhận rủi ro và đi vào Biển Đen, nơi họ chủ yếu lấy dầu từ các tàu khác.

Mối nguy hiểm vượt ra ngoài các lệnh trừng phạt. Một số tàu thương mại đã bị tấn công ở Biển Đen, và con kênh, nơi thường xuyên được hàng trăm tàu được sử dụng mỗi ngày để vận chuyển nguồn cung lớn lúa mì, dầu và LNG. Các cảng ở Biển Đen của Ukraine đã bị đóng cửa từ đầu tháng Ba.

Ngoài dầu, khí đốt và ngũ cốc, các con tàu còn vận chuyển thép, đồng, nhôm và niken từ Nga đến châu Âu. Công nghệ, giấy, phân bón, đồ gia dụng và quần áo, may mặc là một trong những mặt hàng xuất khẩu qua đường biển của EU sang Nga.

Châu Âu đã cấm nhập khẩu than của Nga và bước tiếp theo có thể là cấm nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch bao gồm cả LNG. Mặc dù không có sự đồng thuận chính trị trong EU về các hình phạt như vậy, nhưng bất kỳ động thái nào nhằm cấm các mặt hàng năng lượng sẽ có tác động đáng kể đến các cảng lớn như Zeebrugge.

 

 

Nguồn congluan.vn

https://congluan.vn/cac-lenh-trung-phat-nga-khien-hang-nghin-xe-hop-hang-sang-bi-dinh-tre-xuat-khau-post191567.html