Các sự kiện và thông tin nhà đầu tư chứng khoán không thể bỏ qua tuần này
Mùa báo cáo kết quả kinh doanh đã đến và có thể khiến các nhà đầu tư phân tâm khỏi các vấn đề khác, nhưng đó không có khả năng là động lực lớn của thị trường chung trong tuần này.
Thay vào đó, các nhà đầu tư sẽ để mắt đến những điều khiến thị trường lo lắng - lãi suất, lạm phát và căng thẳng ở Ukraine - và nhà đầu tư sẽ xem xét các thông điệp từ phía doanh nghiệp để xem những điều này đang tác động như thế nào đến tình hình kinh doanh của từng doanh nghiệp.
Bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell
Chủ tịch Fed Jerome Powell sẽ phát biểu tại cuộc họp mùa xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vào thứ Năm (21/4) và sau đó ông sẽ tham gia một cuộc thảo luận của ban hội thẩm về nền kinh tế toàn cầu cùng với Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Christine Lagarde và các nhà hoạch định chính sách của ngân hàng trung ương khác.
“Tôi nghĩ Powell sẽ có quan điểm diều hâu. Ông ấy sẽ nhấn mạnh rằng họ sẽ tăng lãi suất và tiếp tục thực hiện thu hẹp bảng cân đối kế toán”, Michael Schumacher, Giám đốc chiến lược tại Wells Fargo cho biết.
Fed đã tăng lãi suất thêm 0,25% tại cuộc họp vào tháng 3 và kể từ đó đã đánh dấu một động thái tăng lãi suất thêm 0,5% vào tháng 5.
Nhiều nhà phân tích và nhà đầu tư Phố Wall tin rằng Fed đã không di chuyển đủ nhanh để chống lại lạm phát cao và hiện đang dự đoán các đợt tăng lãi suất mạnh mẽ hơn khi ngân hàng trung ương bắt kịp. Chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 8,5% trong tháng 3, mức tăng hàng năm nhanh nhất kể từ năm 1981.
Ngoài ra, mùa báo cáo lợi nhuận của các doanh nghiệp Mỹ vẫn tiếp tục vào giai đoạn cao điểm. Các dấu hiệu cho thấy lợi nhuận của các doanh nghiệp Mỹ sẽ mạnh hơn dự kiến trong năm nay có thể củng cố trường hợp cho các nhóm cổ phiếu thuộc lĩnh vực ngân hàng, công ty du lịch hoặc các công ty khác được hưởng lợi từ nền kinh tế đang phát triển hoặc các cổ phiếu công nghệ và tăng trưởng cao.
Giá dầu
Giá dầu duy trì ở mức tăng ổn định với thông tin rằng EU có thể thực hiện theo từng giai đoạn về việc đưa ra lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga. Phương pháp tiếp cận theo từng giai đoạn được đưa ra nhằm để cho Đức và các quốc gia khác có thời gian thu xếp các nhà cung cấp dầu thay thế.
Đề xuất cấm của EU sẽ chỉ được đưa ra tranh luận sau vòng cuối cùng của cuộc bầu cử tổng thống Pháp vào ngày 24/4 để tránh làm tổn hại đến cơ hội tái đắc cử của Tổng thống Emmanuel Macron.
EU đã thực hiện 5 vòng trừng phạt ngày càng khắc nghiệt đối với Nga kể từ diễn ra xung đột với Ukraine nhưng đang bị các đồng minh áp lực buộc phải làm nhiều hơn thế. Tuy nhiên, EU không đủ trang bị để đối phó với suy thoái kinh tế khi đưa ra lệnh cấm nhập khẩu dầu từ nhà cung cấp lớn nhất của mình.
Dữ liệu kinh tế
Trung Quốc sẽ công bố dữ liệu về GDP quý I vào thứ Hai (18/4), nhưng các nhà đầu tư có thể sẽ tập trung hơn vào số liệu tháng 3 về doanh số bán lẻ, đầu tư tài sản cố định và sản xuất công nghiệp để có cái nhìn cập nhật hơn về ảnh hưởng của các biện pháp phong toả đang ảnh hưởng đến nền kinh tế Trung Quốc như thế nào.
Khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ công bố số liệu lạm phát của tháng 3 vào thứ Năm (21/4), với mức tăng dự kiến 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái và cũng là mức tăng nhanh nhất từng được ghi nhận.
Khu vực đồng tiền chung châu Âu và Anh sẽ công bố dữ liệu PMI vào thứ Sáu (22/4). Dữ liệu này có thể bắt đầu cho thấy một số tác động kinh tế từ khủng hoảng ở Ukraine. Cùng ngày, Anh sẽ công bố dữ liệu tháng 3 về doanh số bán lẻ và dự kiến sẽ cho thấy sự sụt giảm trong tháng thứ hai liên tiếp.
Rhee Chang-yong dự kiến sẽ được xác nhận là thống đốc tiếp theo của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) sau một buổi điều trần xác nhận vào thứ Ba (19/4). BOK nằm trong số một làn sóng các ngân hàng trung ương tăng lãi suất trong tuần qua với mức tăng thêm 0,25% để giải quyết lạm phát.
Nguồn TNCK
https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/cac-su-kien-va-thong-tin-nha-dau-tu-chung-khoan-khong-the-bo-qua-tuan-nay-post295494.html
- Lạm phát tăng mạnh, người Mỹ lo lắng suy thoái đang đến gần
- Chứng khoán Mỹ: Hồi phục ấn tượng sau đợt bán tháo, Dow Jones tăng 600 điểm
- Chứng khoán Mỹ: Dow Jones ghi nhận chuỗi tuần lao dốc dài nhất từ năm 1923
- Dow Jones sụt hơn 600 điểm, S&P 500 rớt mốc 4,000 điểm
- Điều tồi tệ ập đến, nước Mỹ hứng cú sốc mạnh nhất 2 năm qua
- IMF: Sóng bán tháo tiếp tục dâng khi các ngân hàng trung ương điều chỉnh chính sách
- Trái chiều chính sách tiền tệ Mỹ - Nhật khiến đồng Yên tụt giá xuống đáy 20 năm
- Lợi suất trái phiếu Mỹ tăng và nỗi lo lạm phát khiến giới đầu tư vẫn chọn cách bán ra
- Elon Musk lại là tâm điểm trên thị trường chứng khoán với thương vụ mua cổ phiếu Twitter