Cai dầu, châu Âu vẫn nhận khí đốt từ Nga?
Trong đó, khối lượng khí đốt chảy theo hướng đông dọc theo đường ống Yamal-Europe đến Ba Lan từ Đức thậm chí còn gia tăng.
Reuters dẫn dữ liệu của các nhà điều hành cho thấy, việc cung cấp khí đốt của Nga đến châu Âu qua đường ống Nord Stream 1 (Dòng chảy Phương Bắc) qua Biển Baltic và Ukraine vẫn duy trì ổn định tính đến sáng ngày 10/6. Bên cạnh đó, khối lượng khí đốt chảy theo hướng đông dọc theo đường ống Yamal-Europe đến Ba Lan từ Đức thậm chí còn gia tăng.
Dòng chảy đến Đức qua Nord Stream 1 ở mức 62.085.568 kWh/h vào sáng 10/6, tương tự như mức trên 61.000.000 kWh/h được ghi nhận trong phần lớn cả ngày 9/6.
Dữ liệu từ nhà điều hành hệ thống truyền dẫn Ukraine cho thấy dòng chảy vào Slovakia từ Ukraine qua điểm biên giới Velke Kapusany ở mức 37 triệu m3/ngày, hầu như không có biến động so với hôm 9/6.
Nhà sản xuất Gazprom của Nga cho biết nguồn cung của họ sang châu Âu thông qua Ukraine thông qua cửa khẩu nhập Sudzha được giữ ổn định ở mức 41,9m3 không thay đổi so với ngày trước đó.
Trong một diễn biến liên quan, lượng khí đốt hướng Đông chảy qua đường ống Yamal-Europe đến Ba Lan từ Đức còn tăng lên. Dữ liệu của nhà vận hành Gascade cho thấy lưu lượng tại điểm đo Mallnow ở biên giới Đức ở mức 3.473.701 kWh/ h vào ngày 10/6, tăng so với mức hơn 2.820.000 kWh/h ghi nhận trong ngày 9/6.
Trước đó, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) hôm 30/5 đã đi tới trí lệnh cấm vận một phần đối với dầu thô từ Nga, trong khuôn khổ gói trừng phạt thứ 6 của khối nhằm trừng phạt Moscow liên quan đến chiến sự ở Ukraine.
Nguồn https://kinhtedothi.vn/cai-dau-chau-au-van-nhan-khi-dot-tu-nga.html
- Serbia kiên quyết từ chối trừng phạt Nga bất chấp sức ép từ Đức
- Nga tự tin trụ vững trước áp lực từ các lệnh trừng phạt của phương Tây
- Việt Nam được bầu làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc
- Dự báo có 4 tỷ hành khách đi lại bằng đường hàng không vào năm 2024
- Phương Tây chia rẽ về việc cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine
- Đại sứ Nga bỏ họp LHQ giữa chừng vì phát biểu của châu Âu
- Tổng thống Biden xem xét nới lỏng thuế quan với Trung Quốc
- Chủ tịch Liên minh châu Phi kêu gọi giải phóng ngũ cốc khi gặp ông Putin
- Đến lượt Mỹ "lúng túng" trong trừng phạt Nga?