Cần mời chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ nghỉ hưu tham gia công tác giám sát
Theo bà Phạm Phương Thảo, nguyên Chủ tịch HĐND TP.HCM, cần mời chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ nghỉ hưu vì họ là những người có kinh nghiệm, thẳng thắn góp ý, góp phần hiệu quả cho hoạt động giám sát.
Vẫn còn tình trạng e ngại trong việc góp ý trực tiếp
Phát biểu tham luận, nguyên Chủ tịch HĐND TP.HCM Phạm Phương Thảo nhận định Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM đã làm tốt công tác giám sát, phản biện xã hội với việc tổ chức hàng ngàn cuộc hội nghị nhân dân, hàng trăm ngàn lượt người tham dự.
Bà Phạm Phương Thảo, nguyên Chủ tịch HĐND TP.HCM phát biểu tham luận tại hội thảo
KIẾN NGHĨA
Tuy nhiên, việc triển khai hoạt động giám sát mới có kết quả bước đầu chưa tập trung giám sát và đề xuất xử lý dứt điểm những vấn đề bức xúc, tồn đọng kéo dài của dân. Mặt khác, các đoàn thể còn lúng túng trong việc xác định đối tượng và nội dung giám sát.
Bà Phạm Phương Thảo cho biết không chỉ ở TP.HCM mà ở nhiều địa phương cũng có những khó khăn, vướng mắc. Trong đó, vẫn còn tình trạng e ngại hoặc lợi dụng dân chủ trong phản ánh, góp ý trực tiếp đối với cấp ủy, tổ chức đảng về những biểu hiện tiêu cực của cán bộ, đảng viên, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu.
Đồng thời, nguyên Chủ tịch HĐND TP.HCM cho rằng khi thành lập đoàn giám sát cần mời thêm chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ nghỉ hưu.
“Tôi thấy những chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ nghỉ hưu tham gia cùng đoàn giám sát là những người có kinh nghiệm sẽ mạnh dạn, thẳng thắn góp ý vì vậy rất thuận lợi và đạt hiệu quả cho hoạt động giám sát, phản biện xã hội", bà nói.
Lấy vấn đề người dân quan tâm để giám sát, phản biện xã hội
Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM, trong thời gian tới, cần chú trọng phát huy tốt vai trò của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM trong công tác giám sát và phản biện xã hội.
Trong đó, hằng năm cần chủ động lựa chọn những nội dung, vấn đề bức xúc mà xã hội đang quan tâm có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân để xây dựng kế hoạch triển khai công tác giám sát và phản biện xã hội.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM phát biểu tham luận tại hội thảo
KIẾN NGHĨA
Đồng thời, luật sư Hậu cho rằng cần nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng, động viên nhân dân tích cực giám sát để phòng ngừa, phát hiện những hành vi tham nhũng, lãng phí.
Song song đó, bố trí, lựa chọn những cán bộ có chuyên môn sâu, năng lực nhìn nhận, phân tích, đánh giá vấn đề, có tư duy độc lập và năng lực tổng hợp, phản biện, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thần trách nhiệm đối với công việc.
Bà Nguyễn Thị Hồng Thắm, Phó giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM đề nghị trong thời gian tới cần tăng cường công tác phối hợp giữa các ban, ngành, cơ quan, đơn vị trong việc nắm tình hình, tâm tư, nguyện vọng của người dân. Từ đó, tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu chuẩn bị các nội dung liên quan, các điều kiện cần thiết cho các cuộc tiếp xúc, đối thoại và trả lời ý kiến, kiến nghị của người dân theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
Bên cạnh đó, nêu cao vai trò trách nhiệm người đứng đầu trong việc chỉ đạo giải quyết kịp thời các ý kiến, kiến nghị của người dân trước, trong và sau hội nghị tiếp xúc, đối thoại đảm bảo về thời gian và chất lượng nội dung giải quyết.
Qua 10 năm triển khai thực hiện, hệ thống MTTQ Việt Nam các cấp ở TP.HCM đã giám sát đối với 1.843 văn bản của các cơ quan có thẩm quyền, qua đó đã kiến nghị 537 nội dung có liên quan đến các văn bản đã giám sát.
Tổ chức giám sát thông qua thành lập đoàn với hơn 11.000 cuộc, nội dung giám sát tập trung vào các vấn đề nhân dân quan tâm hoặc bức xúc.
Đồng thời, Ủy ban MTTQ Việt Nam quận, phường phối hợp UBND cùng cấp tổ chức hội nghị nhân dân định kỳ. Qua đó, đã tổ chức 1.182 hội nghị nhân dân, với trên 104.560 lượt người tham dự, có trên 11.180 lượt ý kiến.
Nhằm đổi mới phương thức, từ năm 2018 đến nay công tác đánh giá về sự hài lòng của người dân và tổ chức đã mở rộng đến 20 sở, ban, ngành thành phố, 22 UBND TP.Thủ Đức, quận, huyện và 312 phường, xã, thị trấn với tổng số mẫu khảo sát là 79.220 mẫu.
- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong phản biện xã hội
- Phản bác luận điệu xuyên tạc chủ trương của Đảng về xây dựng nền văn hóa
- Tạo “vòng kim cô” kiểm soát quyền lực lập pháp
- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong phản biện xã hội
- Nhận diện "giặc nội xâm" lãng phí
- Chống lãng phí từ các dự án treo
- Cảnh giác với chiêu trò mạo danh "phản biện xã hội" nhằm chống phá cách mạng Việt Nam
- Phản bác luận điệu xuyên tạc chủ trương của Đảng về xây dựng nền văn hóa
- Phản biện xã hội và vai trò của phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay