Cảnh giác nguy cơ bị lừa đảo liên quan Facebook bị lỗi

Thứ tư, ngày 6 tháng 3 năm 2024 | 10:31

Facebook đã được khôi phục nhưng người dùng cần hết sức cảnh giác với các dịch vụ 'ăn theo' mà mục tiêu không gì khác ngoài lừa đảo và tấn công mạng.

Tối 5/3, Facebook đã bị sập trên diện rộng và phải đến 23h30 sự cố này mới được khắc phục. Giám đốc truyền thông Meta cũng đã xác nhận mạng xã hội Facebook bị lỗi truy cập khiến tài khoản người dùng đăng xuất và vấn đề đã được xử lý nhanh chóng.

facebook bi hack1.jpeg

Người dùng cần cảnh giác tránh bị lừa đảo, tấn công mạng khi Facebook bị lỗi. Ảnh minh hoạ.

Theo chuyên gia Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc công nghệ, Công ty Công nghệ An ninh mạng Quốc gia Việt Nam – NCS, người dùng cần phải hết sức cảnh giác với các dịch vụ “ăn theo” mà mục tiêu không gì khác ngoài lừa đảo và tấn công mạng.

Cụ thể, vị chuyên gia này cho biết, chỉ trong vòng ít ngày, 2 sự cố liên tiếp đã xảy ra với Facebook, nền tảng mạng xã hội lớn nhất thế giới. Đầu tiên là lỗ hổng zero-day cho phép tin tặc có thể chiếm quyền điều khiển tài khoản từ xa mà không cần người dùng phải thao tác. Sau đó, đỉnh điểm là sự cố sập mạng Facebook trên toàn cầu đêm 5/3. Tuy Facebook đã được khôi phục, nhưng người dùng cần hết sức cảnh giác với các dịch vụ "ăn theo" mà mục tiêu không gì khác ngoài lừa đảo, tấn công mạng.

Ông Vũ Ngọc Sơn phân tích, thông thường, tin tặc sẽ rất "nhạy cảm" với các sự kiện kiểu như trên. Sẽ có nhiều hình thức ăn theo như "hướng dẫn đăng nhập Facebook khi gặp lỗi", "cách khôi phục mật khẩu nhanh nhất"... được đưa ra. Nếu không cảnh giác, người dùng có thể làm theo hướng dẫn và truy cập vào các website lừa đảo, từ đó bị mất thông tin tài khoản, mật khẩu.

Để phòng tránh, theo chuyên gia bảo mật NCS, trong mọi tình huống, người dùng cần bình tĩnh. Nếu người dùng tự nhiên không đăng nhập được tài khoản Facebook thì hãy chậm lại một chút, không vội vàng tìm cách đăng nhập trở lại hay khôi phục mật khẩu ngay mà có thể hỏi thêm bạn bè mình có gặp hiện tượng tương tự không. Nếu nhiều người cùng gặp sự cố tương tự thì nên đợi để nhà cung cấp dịch vụ đưa ra thông báo và giải quyết sự cố.

Chia sẻ về các vấn đề liên quan tới sự cố của Facebook, chuyên gia của dự án Chống lừa đảo cũng đưa ra khuyến nghị về việc người dùng cần nên thận trọng. 

Theo chuyên gia bảo mật thuộc dự án Chống lừa đảo, người dùng không nên tin vào các thông tin chưa được xác minh, kiểm chứng trên mạng, đặc biệt là các tin tức có dấu hiệu nghi ngờ giả mạo. 

Đây là giai đoạn mà các hoạt động lừa đảo trở nên rất manh động. Tội phạm mạng sẽ không ngần ngại bịa đặt câu chuyện, lợi dụng tâm lý và lòng tin của người dùng để chiếm đoạt tài khoản, mật khẩu, và các thông tin cá nhân khác.

“Người dùng mạng xã hội có thể mất tiền hoặc thông tin cá nhân, đặc biệt là khi gặp phải những kẻ lừa đảo mời chào nạp tiền vào dịch vụ khôi phục tài khoản Facebook giả mạo” đại diện nhóm Chống lừa đảo nói.

Để phòng tránh, trong mọi tình huống, người dùng mạng xã hội cần bình tĩnh. Nếu không đăng nhập được tài khoản Facebook, thay vì vội vàng tìm cách giải quyết bằng việc đăng nhập trở lại hay khôi phục mật khẩu, hãy chậm lại một chút. 

Trong khoảng thời gian đó, người dùng có thể tham khảo bạn bè và người thân xem họ liệu có gặp phải tình huống tương tự hay không. Trong trường hợp nhiều người cùng gặp phải vấn đề, người dùng nên đợi để nhà cung cấp dịch vụ đưa ra thông báo và giải quyết sự cố, thay vì tìm đến các dịch vụ vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro trên môi trường mạng. 

Tối 5/3, Facebook đã bị sập trên diện rộng và phải đến 23h30 sự cố này mới được khắc phục. Giám đốc truyền thông Meta cũng đã xác nhận mạng xã hội Facebook bị lỗi truy cập khiến tài khoản người dùng đăng xuất và vấn đề đã được xử lý nhanh chóng.

facebook bi hack1.jpeg

Người dùng cần cảnh giác tránh bị lừa đảo, tấn công mạng khi Facebook bị lỗi. Ảnh minh hoạ.

Theo chuyên gia Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc công nghệ, Công ty Công nghệ An ninh mạng Quốc gia Việt Nam – NCS, người dùng cần phải hết sức cảnh giác với các dịch vụ “ăn theo” mà mục tiêu không gì khác ngoài lừa đảo và tấn công mạng.

Cụ thể, vị chuyên gia này cho biết, chỉ trong vòng ít ngày, 2 sự cố liên tiếp đã xảy ra với Facebook, nền tảng mạng xã hội lớn nhất thế giới. Đầu tiên là lỗ hổng zero-day cho phép tin tặc có thể chiếm quyền điều khiển tài khoản từ xa mà không cần người dùng phải thao tác. Sau đó, đỉnh điểm là sự cố sập mạng Facebook trên toàn cầu đêm 5/3. Tuy Facebook đã được khôi phục, nhưng người dùng cần hết sức cảnh giác với các dịch vụ "ăn theo" mà mục tiêu không gì khác ngoài lừa đảo, tấn công mạng.

Ông Vũ Ngọc Sơn phân tích, thông thường, tin tặc sẽ rất "nhạy cảm" với các sự kiện kiểu như trên. Sẽ có nhiều hình thức ăn theo như "hướng dẫn đăng nhập Facebook khi gặp lỗi", "cách khôi phục mật khẩu nhanh nhất"... được đưa ra. Nếu không cảnh giác, người dùng có thể làm theo hướng dẫn và truy cập vào các website lừa đảo, từ đó bị mất thông tin tài khoản, mật khẩu.

Để phòng tránh, theo chuyên gia bảo mật NCS, trong mọi tình huống, người dùng cần bình tĩnh. Nếu người dùng tự nhiên không đăng nhập được tài khoản Facebook thì hãy chậm lại một chút, không vội vàng tìm cách đăng nhập trở lại hay khôi phục mật khẩu ngay mà có thể hỏi thêm bạn bè mình có gặp hiện tượng tương tự không. Nếu nhiều người cùng gặp sự cố tương tự thì nên đợi để nhà cung cấp dịch vụ đưa ra thông báo và giải quyết sự cố.

Chia sẻ về các vấn đề liên quan tới sự cố của Facebook, chuyên gia của dự án Chống lừa đảo cũng đưa ra khuyến nghị về việc người dùng cần nên thận trọng. 

Theo chuyên gia bảo mật thuộc dự án Chống lừa đảo, người dùng không nên tin vào các thông tin chưa được xác minh, kiểm chứng trên mạng, đặc biệt là các tin tức có dấu hiệu nghi ngờ giả mạo. 

Đây là giai đoạn mà các hoạt động lừa đảo trở nên rất manh động. Tội phạm mạng sẽ không ngần ngại bịa đặt câu chuyện, lợi dụng tâm lý và lòng tin của người dùng để chiếm đoạt tài khoản, mật khẩu, và các thông tin cá nhân khác.

“Người dùng mạng xã hội có thể mất tiền hoặc thông tin cá nhân, đặc biệt là khi gặp phải những kẻ lừa đảo mời chào nạp tiền vào dịch vụ khôi phục tài khoản Facebook giả mạo” đại diện nhóm Chống lừa đảo nói.

Để phòng tránh, trong mọi tình huống, người dùng mạng xã hội cần bình tĩnh. Nếu không đăng nhập được tài khoản Facebook, thay vì vội vàng tìm cách giải quyết bằng việc đăng nhập trở lại hay khôi phục mật khẩu, hãy chậm lại một chút. 

Trong khoảng thời gian đó, người dùng có thể tham khảo bạn bè và người thân xem họ liệu có gặp phải tình huống tương tự hay không. Trong trường hợp nhiều người cùng gặp phải vấn đề, người dùng nên đợi để nhà cung cấp dịch vụ đưa ra thông báo và giải quyết sự cố, thay vì tìm đến các dịch vụ vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro trên môi trường mạng.