Cặp vợ chồng cùng mắc ung thư gan, bác sĩ đưa ra 2 lưu ý
Cặp vợ chồng đã về hưu luôn mua các loại thực phẩm lành mạnh nhưng lại sắp hết hạn. Họ cũng thường uống 1 ly sữa mỗi ngày.
Sau khi nghỉ hưu, vợ chồng ông Wu (Trung Quốc) rất chú trọng tới việc giữ gìn sức khỏe. Họ thường uống 1 ly sữa mỗi ngày và ăn những loại thực phẩm được đánh giá lành mạnh. Tuy nhiên, gần đây họ thấy mệt mỏi rõ rệt, chất lượng giấc ngủ kém đi và mất cảm giác thèm ăn.
Hai người thực sự lo lắng nên đến bệnh viện kiểm tra thì được chẩn đoán mắc ung thư gan. Vợ chồng ông Wu cảm thấy khó chấp nhận điều này: Họ rất quan tâm đến sức khỏe sao vẫn có thể mắc ung thư?
Thực tế, theo Aboluowang, cặp vợ chồng trên đã mắc một sai lầm lớn khi mua thực phẩm. Để tiết kiệm, họ thường đến siêu thị mua đồ sắp hết hạn được giảm giá. Họ không thể ăn hết lượng thực phẩm giá rẻ tích trữ trong thời gian cho phép. Bởi vậy, họ quyết định nấu đồ ăn ở nhiệt độ cao với suy nghĩ các loại vi khuẩn, nấm mốc sẽ bị tiêu diệt.
Đồ ăn quá hạn có nguy cơ nhiễm nấm mốc sinh aflatoxin - một chất độc gây bệnh bao gồm ung thư gan. Aflatoxin không thể loại bỏ dù bạn đun nóng thực phẩm.
Thêm vào đó, sữa rất giàu protein nhưng nếu không bảo quản đúng dễ sinh ra vi khuẩn. Uống sữa hỏng có thể dẫn tới buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và các triệu chứng khó chịu khác về đường tiêu hóa. Với người cao tuổi, chức năng các cơ quan suy giảm, hậu quả sẽ nặng nề hơn người trẻ.
Sữa được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng nhưng cũng tiềm ẩn một số nguy cơ nếu uống nhiều. Ảnh minh họa: AI
Mối liên hệ giữa uống nhiều sữa và ung thư gan
Năm 2022, các chuyên gia từ Đại học Oxford (Anh), Đại học Bắc Kinh và Viện Hàn lâm Khoa học Y khoa Trung Quốc đã đưa ra kết quả nghiên cứu liệu uống sữa có liên quan đến ung thư hay không.
Họ xem xét dữ liệu của hơn 510.000 người ở Trung Quốc, không có tiền sử ung thư. Người tham gia hoàn thành bảng câu hỏi về tần suất sử dụng các loại thực phẩm bao gồm sản phẩm từ sữa.
Các tác giả đã phân chia 3 nhóm: Người dùng sản phẩm từ sữa thường xuyên (ít nhất 1 lần/tuần) chiếm 20%, người dùng ít nhất 1 lần trong tháng (11%) và những người không bao giờ hoặc hiếm khi dùng (69%).
Trong thời gian nghiên cứu kéo dài 11 năm, ghi nhận 29.277 ca mắc ung thư mới, cao nhất là ung thư phổi (6.282 ca), ung thư vú ở phụ nữ (2.582), dạ dày (3.577), trực tràng (3.350) và ung thư gan (3.191)...
Những người tiêu thụ các sản phẩm từ sữa thường xuyên có nguy cơ mắc ung thư gan và ung thư vú cao hơn đáng kể. Với lượng tiêu thụ 50g sữa mỗi ngày, nguy cơ tăng lần lượt là 12% và 17%.
Tuy nhiên, đây chỉ là kết quả quan sát để đưa ra thống kê, không phải mối quan hệ nhân - quả. Các tác giả cũng lưu ý, nhóm tình nguyện viên tham gia khảo sát là người châu Á, phần lớn thiếu lactase - loại enzyme có thể chuyển hóa lactose trong sữa.
Những người không nên uống sữa
Người mắc bệnh đường tiêu hóa: Sữa có thể thúc đẩy tiết axit dạ dày và khiến bất ổn đường tiêu hóa trở nên trầm trọng hơn. Bởi vậy, những người bị viêm loét dạ dày, đường ruột cần tránh xa thức uống trên.
Người không dung nạp lactose: Nhóm người này không thể chuyển hóa và tiêu hóa lactose trong sữa động vật kịp thời nên sẽ gặp các triệu chứng như đầy hơi, tiêu chảy sau khi uống.
Người vừa phẫu thuật vùng bụng: Chức năng tiêu hóa của họ vẫn chưa hồi phục sau phẫu thuật. Hấp thụ protein sữa dễ sinh ra khí trong quá trình tiêu hóa và làm trầm trọng thêm triệu chứng đầy hơi.
Sau khi nghỉ hưu, vợ chồng ông Wu (Trung Quốc) rất chú trọng tới việc giữ gìn sức khỏe. Họ thường uống 1 ly sữa mỗi ngày và ăn những loại thực phẩm được đánh giá lành mạnh. Tuy nhiên, gần đây họ thấy mệt mỏi rõ rệt, chất lượng giấc ngủ kém đi và mất cảm giác thèm ăn.
Hai người thực sự lo lắng nên đến bệnh viện kiểm tra thì được chẩn đoán mắc ung thư gan. Vợ chồng ông Wu cảm thấy khó chấp nhận điều này: Họ rất quan tâm đến sức khỏe sao vẫn có thể mắc ung thư?
Thực tế, theo Aboluowang, cặp vợ chồng trên đã mắc một sai lầm lớn khi mua thực phẩm. Để tiết kiệm, họ thường đến siêu thị mua đồ sắp hết hạn được giảm giá. Họ không thể ăn hết lượng thực phẩm giá rẻ tích trữ trong thời gian cho phép. Bởi vậy, họ quyết định nấu đồ ăn ở nhiệt độ cao với suy nghĩ các loại vi khuẩn, nấm mốc sẽ bị tiêu diệt.
Đồ ăn quá hạn có nguy cơ nhiễm nấm mốc sinh aflatoxin - một chất độc gây bệnh bao gồm ung thư gan. Aflatoxin không thể loại bỏ dù bạn đun nóng thực phẩm.
Thêm vào đó, sữa rất giàu protein nhưng nếu không bảo quản đúng dễ sinh ra vi khuẩn. Uống sữa hỏng có thể dẫn tới buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và các triệu chứng khó chịu khác về đường tiêu hóa. Với người cao tuổi, chức năng các cơ quan suy giảm, hậu quả sẽ nặng nề hơn người trẻ.
Sữa được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng nhưng cũng tiềm ẩn một số nguy cơ nếu uống nhiều. Ảnh minh họa: AI
Mối liên hệ giữa uống nhiều sữa và ung thư gan
Năm 2022, các chuyên gia từ Đại học Oxford (Anh), Đại học Bắc Kinh và Viện Hàn lâm Khoa học Y khoa Trung Quốc đã đưa ra kết quả nghiên cứu liệu uống sữa có liên quan đến ung thư hay không.
Họ xem xét dữ liệu của hơn 510.000 người ở Trung Quốc, không có tiền sử ung thư. Người tham gia hoàn thành bảng câu hỏi về tần suất sử dụng các loại thực phẩm bao gồm sản phẩm từ sữa.
Các tác giả đã phân chia 3 nhóm: Người dùng sản phẩm từ sữa thường xuyên (ít nhất 1 lần/tuần) chiếm 20%, người dùng ít nhất 1 lần trong tháng (11%) và những người không bao giờ hoặc hiếm khi dùng (69%).
Trong thời gian nghiên cứu kéo dài 11 năm, ghi nhận 29.277 ca mắc ung thư mới, cao nhất là ung thư phổi (6.282 ca), ung thư vú ở phụ nữ (2.582), dạ dày (3.577), trực tràng (3.350) và ung thư gan (3.191)...
Những người tiêu thụ các sản phẩm từ sữa thường xuyên có nguy cơ mắc ung thư gan và ung thư vú cao hơn đáng kể. Với lượng tiêu thụ 50g sữa mỗi ngày, nguy cơ tăng lần lượt là 12% và 17%.
Tuy nhiên, đây chỉ là kết quả quan sát để đưa ra thống kê, không phải mối quan hệ nhân - quả. Các tác giả cũng lưu ý, nhóm tình nguyện viên tham gia khảo sát là người châu Á, phần lớn thiếu lactase - loại enzyme có thể chuyển hóa lactose trong sữa.
Những người không nên uống sữa
Người mắc bệnh đường tiêu hóa: Sữa có thể thúc đẩy tiết axit dạ dày và khiến bất ổn đường tiêu hóa trở nên trầm trọng hơn. Bởi vậy, những người bị viêm loét dạ dày, đường ruột cần tránh xa thức uống trên.
Người không dung nạp lactose: Nhóm người này không thể chuyển hóa và tiêu hóa lactose trong sữa động vật kịp thời nên sẽ gặp các triệu chứng như đầy hơi, tiêu chảy sau khi uống.
Người vừa phẫu thuật vùng bụng: Chức năng tiêu hóa của họ vẫn chưa hồi phục sau phẫu thuật. Hấp thụ protein sữa dễ sinh ra khí trong quá trình tiêu hóa và làm trầm trọng thêm triệu chứng đầy hơi.
- Bé gái 7 tuổi tử vong sau vài tiếng nhập viện ở Thanh Hóa
- Phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm sau khi vô tình đọc báo
- Bé 4 tuổi đi cấp cứu với tiên lượng tử vong do biến chứng đái tháo đường
- 4 triệu chứng ở chân cảnh báo bệnh tiểu đường đã nghiêm trọng
- Bộ Y tế đề xuất cấm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng
- 4 thực phẩm giúp giảm nguy cơ mắc nhiều loại ung thư
- Ngứa cảnh báo tình trạng nguy hiểm không chỉ là bệnh ngoài da khi trời hanh khô
- Căn bệnh khiến nhiều người không bao giờ tỉnh lại vào ngày hôm sau
- Bác sĩ trẻ phát hiện mắc ung thư giai đoạn cuối từ 2 dấu hiệu mờ nhạt