Cầu Thủ Thiêm 2 thúc đẩy loạt dự án hạ tầng và BĐS khu Đông

Thứ bảy, ngày 7 tháng 5 năm 2022 | 8:5

Là biểu tượng mới của TP Hồ Chí Minh, cầu Thủ Thiêm 2 đã khánh thành cuối tháng 4 vừa qua sau 7 năm chờ đợi, mang theo kỳ vọng sẽ góp phần mạnh mẽ trong việc thúc đẩy các dự án hạ tầng giao thông kết nối cũng như thị trường bất động sản (BĐS) khu Đông Sài Gòn.

Sáng ngày 28/4 vừa qua, cầu Thủ Thiêm 2 dài gần 1,5 km với 6 làn xe kết nối quận 1 và Khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được thông xe sau 7 năm xây dựng. Công trình có điểm đầu tại giao lộ Tôn Đức Thắng - Lê Duẩn (quận 1, TP Hồ Chí Minh), bắc qua sông Sài Gòn và kết nối với đại Lộ Vòng Cung trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Dự án được đưa vào hoạt động giúp mở thêm hướng kết nối khu trung tâm hiện hữu với khu trung tâm mới Thủ Thiêm, giảm ùn tắc cho đường Tôn Đức Thắng. 

Cầu Thủ Thiêm 2 thúc đẩy loạt dự án hạ tầng và BĐS khu Đông

Dự án The Metropole Thủ Thiêm nằm ngay dưới chân cầu Thủ Thiêm 2 ở phía TP Thủ Đức. (Ảnh: Zing).

Nâng cấp kết nối đô thị

Đánh giá về vai trò của công trình này đối với  BĐS, bà Phạm Thị Thanh Hương, Quản lý Cấp cao Dịch vụ Kinh doanh nhà ở Savills TP Hồ Chí Minh nhận định, sự kết nối của cầu Thủ Thiêm 2 là động lực mạnh mẽ giúp tăng sự kết nối giao thông trực tiếp từ cửa ngõ phía Đông của TP đến trung tâm hiện hữu quận 1 giảm tải sự ùn tắc giao thông. Trong khi trước đây, người dân toàn thành phố thường chỉ di chuyển từ TP Thủ Đức vào khu vực trung tâm bằng 2 trục đường thường xuyên tắc nghẽn giao thông là cầu Sài Gòn và Hầm Thủ Thiêm hoặc qua cầu Thủ Thiêm 1.

“Việc thông cầu Thủ Thiêm 2 giúp tăng kết nối với các dịch vụ thương mại, kinh tế ở quận 1, từ đó thu hút nhu cầu ở thực và thuê BĐS. Đồng thời, công trình cũng là đòn bẩy cho tính thanh khoản cho những  ở Thủ Thiêm - khi cầu kết nối trực tiếp đến quận 1 giải quyết được những sự bất tiện về di chuyển và hạ tầng kết nối trước đó” - bà Phạm Thị Thanh Hương phân tích.

Bên cạnh đó, chuyên gia của Savills cũng nhấn mạnh, Khu đô thị mới Thủ Thiêm là một dự án chiến lược, mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ về kinh tế,  cho TP Hồ Chí Minh. Từ đó, đưa TP ngang tầm với các đô thị hiện đại trong khu vực và thế giới. Do vậy, cầu Thủ Thiêm 2 là động lực phát triển Thủ Thiêm thành Trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ cũng như trung tâm văn hóa,  mang tầm cỡ quốc tế, trở thành khu vực đảm nhiệm một số chức năng mà Trung tâm TP hiện hữu còn thiếu và hạn chế phát triển.

 

“Khi sự phát triển của khu đô thị Thủ Thiêm được thúc đẩy, sẽ là nền tảng để những hạ tầng ở TP phía Đông Thủ Đức còn dang dở sẽ phát triển theo: trục đường Lương Đình Của, Vòng xoay An Phú, đường song hành cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành,… Từ đó sẽ là cơ hội hưởng lợi của những BĐS khu Đông” - bà Hương nói thêm. 

Động lực phát triển BĐS

Nhận định về thị trường BĐS khu vực Thủ Thiêm hiện nay, bà Hương cho biết, yếu tố đặc thù của khu vực Thủ Thiêm là được bao bọc bởi sông Sài Gòn. Cùng sự kết nối thuận tiện đến trung tâm hiện hữu và sự hình thành của một khu đô thị hiện đại trong tương lai, đây sẽ là một môi trường sống lý tưởng mà giới thượng lưu và chuyên gia nước ngoài, từ đó tạo động lực để phát triển thị trường BĐS nhà ở.

“Sự phát triển về hạ tầng của cầu Thủ Thiêm 2 sẽ là động lực để các chủ đầu tư đẩy nguồn vốn và phát triển các dự án BĐS ở khu vực Thủ Thiêm. Trong nửa cuối năm 2022, sẽ có rất nhiều sản phẩm dự kiến được ra mắt thị trường đến từ các dự án như Empire City, Metropole Thủ Thiêm, Zeitgeist Thủ Thiêm và The River” - bà Hương chỉ ra. 

Theo  thị trường BĐS TP Hồ Chí Minh, quý I/2022 do Savills công bố mới đây, từ nay đến cuối năm 2022, thị trường sẽ đón nhận 22.700  mới mở bán với 56% nguồn cung đến từ TP Thủ Đức. Savills cũng đánh giá đối với thị trường căn hộ, chi phí đất cao và tình trạng khan hiếm quỹ đất ở khu vực trung tâm cùng sự cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông kết nối với các khu vực ngoài trung tâm sẽ khuyến khích các dự án mới phát triển ra các quận huyện lân cận. 

Đối với thị trường biệt thự/, đến năm 2025, nguồn cung tương lai của TP dự kiến đạt hơn 10.900 căn/nền. Quận 2 cũ là điểm đến phát triển BĐS liền thổ chính, chiếm 29% nguồn cung, tiếp đến là Bình Chánh với 21% và quận 9 vũ với 13%. Sự phát triển của các khu vực thuộc TP Thủ Đức này đến từ động lực từ dự án giao thông trọng điểm Cầu Thủ Thiêm 2. Bên cạnh đó, Sở Nội vụ TP xây dựng đề án chuyển Bình Chánh trở thành quận hoặc TP thuộc TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2025 hứa hẹn sự phát triển đồng đều hơn giữa các quận huyện của TP.

 

 

Nguồn

https://tieudung.vn/bat-dong-san/cau-thu-thiem-2-thuc-day-loat-du-an-ha-tang-va-bds-khu-dong-63697.html