Chậm đóng bảo hiểm bị xử lý thế nào?
Ngày 19-12, Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến về nội dung: “Đơn vị chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp - Quyền lợi của người lao động bị ảnh hưởng”.
Chương trình giao lưu thu hút sự quan tâm của đông đảo người lao động, người sử dụng lao động.
Trong tổng số 52 câu hỏi đề nghị giải đáp, người lao động đặc biệt quan tâm đến việc xử lý đối với các hành vi chậm đóng, trốn đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), cũng như việc trục lợi nguồn quỹ BHXH.
Giải đáp người lao động về nội dung này, Phó Trưởng phòng Thanh tra - Kiểm tra (BHXH thành phố Hà Nội) Chu Quang Dũng cho biết, tùy theo mức độ vi phạm, các đơn vị, doanh nghiệp sẽ bị xử lý ở những mức độ khác nhau.
Các nhà quản lý, chuyên gia của BHXH thành phố Hà Nội tại chương trình giao lưu.
Nếu vi phạm hành chính, theo quy định tại điểm a khoản 5, điều 39 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP ngày 17-1-2022 của Chính phủ, doanh nghiệp bị phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính, nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng đối với hành vi chậm đóng BHXH, BHTN.
Cũng tại Nghị định số 12/2022/NĐ-CP, điều 6 quy định rõ mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Nghĩa là mức xử phạt vi phạm hành chính cao nhất đối với hành vi chậm đóng BHXH, BHTN là không quá 75 triệu đồng/cá nhân; không quá 150 triệu đồng/tổ chức.
Trường hợp trốn đóng BHXH sẽ bị xử lý theo Bộ luật Hình sự. Cụ thể, theo quy định tại điều 216, Bộ luật Hình sự 2015, người nào có nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định sẽ bị phạt tù, thấp nhất là từ 3 tháng trở lên, tái phạm có thể bị phạt tù 5 năm hoặc 7 năm kèm theo các hình phạt bổ sung.
Tội làm giả hồ sơ để lừa dối cơ quan BHXH hưởng các chế độ BHXH cũng bị xử xý hình sự theo quy định tại điểm a và b, khoản 1, điều 214 của Bộ luật Hình sự 2015...
Phát biểu tại chương trình, Phó Giám đốc BHXH thành phố Hà Nội Vũ Đức Thuật nhấn mạnh, dù xuất phát từ yếu tố khách quan hay nguyên nhân chủ quan, việc chậm đóng bảo BHXH, BHYT, BHTN của các đơn vị, doanh nghiệp vừa là hành vi vi phạm pháp luật, vừa ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động. Đó cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng xấu đến an sinh xã hội, cần có giải pháp khắc phục kịp thời.
- Trục vớt, di dời quả bom M-118 thứ 3 tại quận Long Biên
- Thủ tướng Chính phủ đồng ý nghỉ 9 ngày liên tục trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- Cháy rừng ở Sóc Sơn ngày càng khó kiểm soát
- Lễ hội cây cảnh hoa giấy Phù Đổng - “Sắc hoa trên miền di sản”
- Khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine do căng thẳng leo thang
- Trách nhiệm, đồng lòng chống lãng phí
- Phân bổ 948 tỷ đồng (đợt 3) hỗ trợ khắc phục hậu quả cơn bão số 3
- Phân bổ 948 tỷ đồng (đợt 3) hỗ trợ khắc phục hậu quả cơn bão số 3
- Phân bổ 948 tỷ đồng (đợt 3) hỗ trợ khắc phục hậu quả cơn bão số 3