Chỉ cần 1 bước tiến, đại gia đón tin vui trăm tỷ
Sau khi dịch bệnh được kiểm soát, du lịch đã được hoạt động trở lại, các doanh nghiệp trong ngành đã có lợi nhuận cải thiện sau thời gian dài gặp khó.
CTCP Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam - Vietravel (VTR) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2021. Doanh thu thuần đạt gần 190 tỷ đồng vẫn giảm 60% so với cùng kỳ 2020. Sau 2 quý lỗ gộp, lãi gộp của công ty cũng đạt 56 tỷ đồng nhờ vào giá vốn bán hàng giảm đồng tốc với doanh thu.
Doanh thu tài chính của Vietravel đã tăng đột biến lên 360 tỷ đồng trong 3 tháng cuối năm 2021. Số tiền thu về chủ yếu đến từ hoạt động thanh lý công ty con. Nhờ lãi khoảng 228 tỷ đồng mà đó công ty đã ngắt mạch thua lỗ liên tiếp 4 quý trước đó.
Tuy nhiên, lũy kế cả năm 2021, Vietravel vẫn lỗ hơn 256 tỷ đồng, tăng gần gấp 3 lần so với năm 2020 do các hoạt động cốt lõi như du lịch, hàng không bị thiệt hại nặng nề.
CTCP Dịch vụ Du lịch Bến Thành (BTV), báo cáo tài chính quý IV/2021 cho thấy công ty vẫn ghi nhận lỗ trước thuế hơn 5 tỷ đồng. Tuy nhiên, con số này đã giảm tới 44% so với cùng kỳ năm trước.
Du lịch Tết khởi sắc, tín hiệu vui cho ngành du lịch năm 2022 (Ảnh:VTR) |
BenThanh Tourist ghi nhận kết quả khả quan hơn nhờ việc cắt giảm chi phí bán hàng cũng như chi phí doanh nghiệp. Chi phí bán hàng đã giảm 5,1 tỷ đồng, tương ứng giảm 41%; chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 4,1 tỷ đồng, tương ứng 34% so với quý IV/2020.
CTCP Du lịch Thành Thành Công (VNG) báo lãi khoảng 1,2 tỷ đồng. Con số này đã cải thiện đáng kể so với mức lỗ hơn 21 tỷ đồng của quý IV/2020, dù thấp hơn quý liền trước và còn rất thấp so với quy mô của doanh nghiệp chủ quản Khu du lịch Thung Lũng Tình Yêu (Đà Lạt).
Trong quý IV/2021, doanh thu hoạt động tài chính tăng đột biến hơn 14 lần lên 62 tỷ đồng, chủ yếu từ bán các khoản đầu tư và chứng khoán kinh doanh. Nguồn tiền này có ý nghĩa rất lớn cho doanh nghiệp khi doanh thu giảm 70% so với cùng kỳ, khiến lợi nhuận gộp về mức âm 21,5 tỷ đồng.
Ảnh hưởng của dịch Covid-19, các doanh nghiệp du lịch gần như đóng băng các hoạt động, nguồn thu giảm mạnh, thua lỗ kéo dài. Nhiều cổ phiếu doanh nghiệp nằm trong diện cảnh báo, có nguy cơ huỷ niêm yết.
Trong năm 2021, du lịch và giải trí là một trong 3 nhóm ngành có mức tăng điểm thấp nhất trên thị trường chứng khoán khi chỉ tăng 6,3%, trong khi chỉ số chứng khoán chung VN-Index đạt mức tăng lên đến gần 36% - mức tăng cao của thế giới. Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, năm 2021 là năm thứ hai du lịch tiếp tục chịu ảnh hưởng thiệt hại, các chỉ tiêu phát triển du lịch tiếp tục giảm mạnh.
Năm 2022, dịch bệnh được kiểm soát, du lịch và hàng không đã tái khởi động, làn sóng du lịch sau đại dịch mở ra triển vọng phục hồi tích cực. Tổng cục Du lịch cho biết, trong 9 ngày Tết (từ ngày 29/1-6/2/2022), ngành du lịch đã đón và phục vụ khoảng 6,1 triệu lượt khách nội địa, trong đó có 3,2 triệu lượt khách nghỉ đêm tại các cơ sở lưu trú du lịch; tổng thu từ khách du lịch ước đạt hơn 25.000 tỷ đồng.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất từ 31/3/2022 mở cửa hoàn toàn hoạt động du lịch quốc tế, đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và đưa khách đi du lịch nước ngoài qua tất cả các cửa khẩu quốc tế. Toàn ngành đang kỳ vọng việc sớm mở cửa du lịch quốc tế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong năm 2022.
Nhà đầu tư thận trọng
VN-Index đứng ở mức 1.501,71 điểm |
Thị trường chứng khoán Việt Nam khai xuân Nhâm Dần 2022 khá thành công. Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index đứng ở mức 1.501,71 điểm, tương ứng tăng 22,75 điểm (1,54%) so với phiên trước kỳ nghỉ lễ. HNX-Index tăng 10,16 điểm (2,44%) lên 426,89 điểm. UPCoM-Index tăng 2,85 điểm (2,6%) lên 112,54 điểm.
Xét về xu hướng, nhìn chung VN-Index vẫn giữ được tín hiệu khá tích cực, áp lực bán có phần tăng mạnh khi tiếp cận vùng đỉnh 1.512 điểm nhưng chưa xảy ra tình trạng bán tháo.
Theo MBS, thị trường giằng co ở mốc 1.500 điểm và tăng 1,54% trong tuần đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên Đán. Áp lực bán từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn chưa làm ảnh hưởng đến xu hướng phục hồi của VN-Index hướng về đỉnh cũ 1.530 điểm.
Thanh khoản khớp lệnh bình quân trên sàn HSX tuần này tương đương với tuần trước tết, trong khi thị trường chỉ đi ngang và dao động trong biên độ hẹp khiến dòng tiền dịch chuyển sang nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ.
VCBS đánh giá, VN-Index chưa có khả năng quay lại vùng hỗ trợ 1.480 điểm ngay và nhà đầu tư vẫn còn khá nhiều thời gian để cơ cấu lại danh mục trước khi thị trường bước vào trạng thái thiếu vắng thông tin hỗ trợ trước thời điểm công bố kết quả kinh doanh quý I/2022 và mùa đại hội cổ đông trong năm nay.
Nguồn Vietnamnet.vn
https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/tai-chinh/tin-chung-khoan-ngay-14-2-chi-can-1-buoc-tien-dai-gia-don-tin-vui-tram-ty-815250.html
- Đích nhắm đầu tư: Việt Nam là điểm đến số 1
- Doanh nghiệp Thủ đô giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng xứ Nghệ
- Hơn 90% DN Đức dự kiến mở rộng đầu tư tại Việt Nam
- Cánh điện gió bất động, chục nghìn tỷ phơi nắng mưa chờ cơ chế
- Bán giấy thu tiền: Soi kỹ dòng tiền chục nghìn tỷ đi đâu, làm gì, mua bán ra sao
- Mỹ miễn thuế pin năng lượng mặt trời nhập khẩu của Việt Nam
- Không để cá nhân, doanh nghiệp né nghĩa vụ kinh doanh
- Bất động suốt 2 năm, doanh nghiệp gần như vô danh Vạn Trường Phát bất ngờ vay tới 10.000 tỷ đồng trái phiếu
- Thương mại Tự do Năng lượng đặt dấu chấm hết do xung đột Nga – Ukraine