Chiêu lừa cao tay, chiếm đoạt tiền tỷ của nữ chủ tịch hội đồng quản trị
Bà Trần Thị Sớm, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty cổ phần tập đoàn Bifa Land Group tổ chức hội thảo, hội nghị, đưa ra các chính sách hấp dẫn để nhà đầu tư cũng là các bị hại tin tưởng giao tiền.
Ngày 13/11, TAND TP Hà Nội xử phạt bị cáo Trần Thị Sớm (SN 1979, ở Hưng Yên) mức án 13 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức.
Theo cáo trạng, Công ty cổ phần tập đoàn Bifa Land Group đăng ký kinh doanh năm 2022, chuyên ngành nghề tư vấn môi giới, đấu giá bất động sản; sản xuất, bán buôn, bán lẻ thực phẩm…
Khoảng tháng 9/2022, bà Sớm nhận chuyển nhượng lại công ty trên với giá 10 triệu đồng, sau đó thay đổi đăng ký kinh doanh với thông tin bà Sớm là Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ.
Công ty này đăng ký vốn điều lệ 99 tỷ đồng, bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh chăn nuôi, khai thác than, buôn bán xe ô tô… Thực chất con số 99 tỷ đồng vốn điều lệ chỉ là “khống”, công ty cũng không hoạt động kinh doanh, đầu tư dự án gì.
Đến khoảng tháng 9/2022, bà Sớm nảy sinh ý định huy động vốn bằng cách ủy thác đầu tư và chiết khấu, dưới hình thức đại lý đa cấp để có tiền chơi “tiền ảo Coni” và kinh doanh đa cấp.
Ảnh minh họa
Với vai trò Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ, bà Sớm đã đưa ra thông tin gian dối để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cụ thể, dù công ty không có hoạt động kinh doanh nhưng bà Sớm phổ biến với nhân viên rằng Bifa Land Group có các dự án trọng điểm như “Nam Sơn Eco City” ở thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng; “tổ hợp căn hộ du lịch nghỉ dưỡng INTERCON Quảng Bình” ở tỉnh Quảng Bình đã xin được chủ trương đầu tư, có quy mô hàng nghìn tỷ đồng.
Khi nhà đầu tư đến văn phòng sẽ được bà Sớm hoặc các nhân viên công ty giới thiệu về các dự án trên. Bị cáo tổ chức hội thảo, hội nghị, đưa ra các chính sách hấp dẫn để nhà đầu tư cũng là các bị hại tin tưởng giao tiền.
Ngoài ra, bị cáo còn giới thiệu hình ảnh Công ty Bifa Land Group sản xuất, kinh doanh đa ngành nghề, có nhà máy, dây chuyền sản xuất và phân phối hàng tiêu dùng như sữa, dầu nhờn, mỹ phẩm… đã xây dựng lộ trình phát triển quy mô, có chính sách kinh doanh với nhân viên kinh doanh, quản lý từ cấp 2 đến cấp 8…
Để bị hại tin tưởng, bị cáo xác lập các hợp đồng ủy thác đầu tư giữa công ty với các cá nhân gồm anh Phạm Xuân Thuột với số tiền 500 triệu đồng, anh Hoàng Văn Thảo với số tiền 1 tỷ đồng. Thực chất các cá nhân này không đầu tư vào công ty, các hợp đồng chỉ là “mồi dụ” để những người nhẹ dạ “sập bẫy”.
Sau đó, bị cáo chụp ảnh hợp đồng ủy thác đưa lên nhóm Zalo để tạo “tâm lý đám đông”. Bà Sớm cũng đưa ra phương thức đầu tư và cam kết trả lợi nhuận hằng ngày với tỷ suất cao (6%/tháng), cá nhân đầu tư 300 triệu đồng và đội nhóm đạt doanh số 2 tỷ đồng trở lên sẽ được giao xe ô tô trị giá 1,3 tỷ đồng…
Ban đầu, bà Sớm trả tiền hoa hồng cho các nhà đầu tư theo cam kết bằng hình thức lấy của người sau trả cho người trước. Sau đó, bị cáo giãn tiến độ và không trả tiền, chuyển địa điểm văn phòng để cắt đứt liên lạc. Các nhà đầu tư đã làm đơn tố cáo bà Sớm ra cơ quan công an.
Bằng thủ đoạn trên, từ ngày 19/9/2022 đến 5/3/2023, bị cáo Sớm chiếm đoạt hơn 2,6 tỷ đồng của 29 bị hại. Ngoài ra, bị cáo còn đưa ra các chương trình với người tham gia góp vốn sẽ được trả lợi nhuận hằng ngày với tỷ suất lợi nhuận cao, nếu nộp số tiền trên 500 triệu đồng sẽ được cấp Chứng thư bảo lãnh của Ngân hàng ACB.
Để các nhà đầu tư tin tưởng, bà Sớm thuê người làm giả Chứng thư bảo lãnh của Ngân hàng ACB cấp cho người bị hại để họ tin tưởng nộp tiền đầu tư vào công ty.
Ngày 13/11, TAND TP Hà Nội xử phạt bị cáo Trần Thị Sớm (SN 1979, ở Hưng Yên) mức án 13 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức.
Theo cáo trạng, Công ty cổ phần tập đoàn Bifa Land Group đăng ký kinh doanh năm 2022, chuyên ngành nghề tư vấn môi giới, đấu giá bất động sản; sản xuất, bán buôn, bán lẻ thực phẩm…
Khoảng tháng 9/2022, bà Sớm nhận chuyển nhượng lại công ty trên với giá 10 triệu đồng, sau đó thay đổi đăng ký kinh doanh với thông tin bà Sớm là Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ.
Công ty này đăng ký vốn điều lệ 99 tỷ đồng, bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh chăn nuôi, khai thác than, buôn bán xe ô tô… Thực chất con số 99 tỷ đồng vốn điều lệ chỉ là “khống”, công ty cũng không hoạt động kinh doanh, đầu tư dự án gì.
Đến khoảng tháng 9/2022, bà Sớm nảy sinh ý định huy động vốn bằng cách ủy thác đầu tư và chiết khấu, dưới hình thức đại lý đa cấp để có tiền chơi “tiền ảo Coni” và kinh doanh đa cấp.
Ảnh minh họa
Với vai trò Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ, bà Sớm đã đưa ra thông tin gian dối để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cụ thể, dù công ty không có hoạt động kinh doanh nhưng bà Sớm phổ biến với nhân viên rằng Bifa Land Group có các dự án trọng điểm như “Nam Sơn Eco City” ở thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng; “tổ hợp căn hộ du lịch nghỉ dưỡng INTERCON Quảng Bình” ở tỉnh Quảng Bình đã xin được chủ trương đầu tư, có quy mô hàng nghìn tỷ đồng.
Khi nhà đầu tư đến văn phòng sẽ được bà Sớm hoặc các nhân viên công ty giới thiệu về các dự án trên. Bị cáo tổ chức hội thảo, hội nghị, đưa ra các chính sách hấp dẫn để nhà đầu tư cũng là các bị hại tin tưởng giao tiền.
Ngoài ra, bị cáo còn giới thiệu hình ảnh Công ty Bifa Land Group sản xuất, kinh doanh đa ngành nghề, có nhà máy, dây chuyền sản xuất và phân phối hàng tiêu dùng như sữa, dầu nhờn, mỹ phẩm… đã xây dựng lộ trình phát triển quy mô, có chính sách kinh doanh với nhân viên kinh doanh, quản lý từ cấp 2 đến cấp 8…
Để bị hại tin tưởng, bị cáo xác lập các hợp đồng ủy thác đầu tư giữa công ty với các cá nhân gồm anh Phạm Xuân Thuột với số tiền 500 triệu đồng, anh Hoàng Văn Thảo với số tiền 1 tỷ đồng. Thực chất các cá nhân này không đầu tư vào công ty, các hợp đồng chỉ là “mồi dụ” để những người nhẹ dạ “sập bẫy”.
Sau đó, bị cáo chụp ảnh hợp đồng ủy thác đưa lên nhóm Zalo để tạo “tâm lý đám đông”. Bà Sớm cũng đưa ra phương thức đầu tư và cam kết trả lợi nhuận hằng ngày với tỷ suất cao (6%/tháng), cá nhân đầu tư 300 triệu đồng và đội nhóm đạt doanh số 2 tỷ đồng trở lên sẽ được giao xe ô tô trị giá 1,3 tỷ đồng…
Ban đầu, bà Sớm trả tiền hoa hồng cho các nhà đầu tư theo cam kết bằng hình thức lấy của người sau trả cho người trước. Sau đó, bị cáo giãn tiến độ và không trả tiền, chuyển địa điểm văn phòng để cắt đứt liên lạc. Các nhà đầu tư đã làm đơn tố cáo bà Sớm ra cơ quan công an.
Bằng thủ đoạn trên, từ ngày 19/9/2022 đến 5/3/2023, bị cáo Sớm chiếm đoạt hơn 2,6 tỷ đồng của 29 bị hại. Ngoài ra, bị cáo còn đưa ra các chương trình với người tham gia góp vốn sẽ được trả lợi nhuận hằng ngày với tỷ suất lợi nhuận cao, nếu nộp số tiền trên 500 triệu đồng sẽ được cấp Chứng thư bảo lãnh của Ngân hàng ACB.
Để các nhà đầu tư tin tưởng, bà Sớm thuê người làm giả Chứng thư bảo lãnh của Ngân hàng ACB cấp cho người bị hại để họ tin tưởng nộp tiền đầu tư vào công ty.
- Điên cuồng ném bom xăng vào nhà ‘con nợ’
- Bị cáo Trương Mỹ Lan tiếp tục bị đề nghị tử hình
- Bị cáo Trương Mỹ Lan đem khu đất 152 Trần Phú bị thu hồi đi khắc phục hậu quả
- Đường dây cho vay nặng lãi, đòi nợ bằng thủ đoạn hắt mắm tôm, đe dọa khổ chủ
- Bà Trương Mỹ Lan: '2.000 người làm đơn xin giảm nhẹ cho bị cáo'
- Xô xát tại phòng trọ, một thanh niên tử vong ở Gia Lai
- Công an TPHCM bắt 1 đối tượng tham gia tổ chức phản động lưu vong
- Khởi tố kẻ đứng sau web phim lậu cực lớn tại Việt Nam
- Nữ nhân viên ngân hàng lừa đảo 6 tỷ đồng đầu tư tiền ảo, công an tìm thêm bị hại