Chung cư Hà Nội tăng vọt, ngậm đắng mất 200 triệu vì mắc ‘bẫy giá ảo’
Bị hấp dẫn bởi mức giá “trên trời” mà môi giới đưa ra, anh Nguyễn Đông (Hà Nội) quyết định bán căn hộ chung cư đang ở để mua căn hộ mới nhưng anh đã phải trả giá đắt khi mất trắng 200 triệu đồng.
Tôi và gia đình sống tại căn hộ chung cư 75m2 ở Bắc Từ Liêm (Hà Nội). Căn hộ này vợ chồng tôi mua cuối năm 2019 với giá 2,2 tỷ đồng.
Từ đầu năm 2024, thị trường căn hộ chung cư trở nên sôi động. Ngày nào tôi cũng nhận được cuộc gọi từ các môi giới hỏi mua nhà với rất nhiều lời thuyết phục về việc nhà chúng tôi đang lên giá. Có người tỉ tê rằng “anh chị may mắn mua thời điểm trước chứ căn này giờ giá gấp đôi, chỉ cần anh chị gật đầu, em có khách xuống tiền ngay”…
Lên các website và hội nhóm mua bán bất động sản, tôi thấy một số căn hộ trong tòa của mình được rao bán với mức giá cao tương tự môi giới đưa. Dao động khoảng 4,2-4,5 tỷ đồng cho một căn hộ 75m2. Hàng xóm xung quanh cũng chia sẻ rằng họ nhận được rất nhiều cuộc gọi mời chào bán nhà với giá cao.
Thấy thị trường đang sốt, nhà lại đang được giá, tôi cũng muốn bán để chuyển về khu vực Cầu Giấy cho tiện việc học hành của con. Sau khi bàn với vợ, chúng tôi quyết định bán căn hộ đang ở. Ngày nào môi giới cũng dẫn khách đến xem nhà khiến tôi nghĩ rằng căn hộ sẽ dễ bán.
Không nên vội đặt cọc cho căn nhà mới nếu chưa chắc chắn có thể bán được căn nhà hiện tại. Ảnh minh hoạ: Nam Khánh
Trong thời gian chờ bán, tôi đi xem nhà ở Cầu Giấy và ưng ý một căn hộ rất gần trường con tôi đang theo học. Lo căn đó sẽ có người mua trước, vợ chồng tôi đặt cọc ngay 200 triệu đồng. Vào thời điểm ấy, chúng tôi hoàn toàn tin rằng căn hộ ở Bắc Từ Liêm sẽ sớm bán được và số tiền cọc kia chẳng phải điều gì đáng lo ngại.
Nhưng sau vài tuần, mọi thứ không diễn ra như mong đợi. Dù đã có nhiều người đến xem nhà, nhưng việc bán căn hộ đang ở lại khó khăn hơn tôi tưởng. Không hề có khách nào đến xem rồi “xuống cọc” ngay như lời môi giới nói.
Tôi khảo sát lại giá cả các căn hộ đã bán thành công trong tòa của mình, mới tá hỏa khi thấy giá thực tế thấp hơn nhiều so với mức giá mà môi giới đưa ra. Những căn hộ chốt được giao dịch thật chỉ ở mức khoảng 3,5 tỷ đồng là cao nhất, chênh cả tỷ đồng so với nhiều căn hộ đang được rao bán.
Sau một tháng, hạn cuối cùng để thanh toán cho căn hộ ở Cầu Giấy đã đến, nhưng căn hộ của tôi vẫn chưa bán được. Đứng trước hai lựa chọn một là mất cọc, hai là phải vay một số tiền lớn để mua căn hộ mới, áp lực tài chính sẽ rất lớn, vợ chồng tôi đành chọn phương án bỏ cọc.
Đến giờ sự việc đã diễn ra được cả tháng, tôi vẫn còn hụt hẫng khi mất đi số tiền lớn. Nhìn lại tất cả, tôi thấy mình sai lầm khi quá tin vào những lời hứa hẹn, những mức “giá ảo” đầy hấp dẫn mà môi giới đưa ra.
Tôi biết sẽ có rất nhiều người giống tôi, không phải ai cũng đủ bình tĩnh để khảo sát đúng giá trị thực của căn hộ, nhất là khi đi đâu cũng nghe nói chung cư sốt và môi giới ngày nào cũng ra rả nói rằng căn hộ của mình đã tăng giá mạnh.
Ở vị trí người bán, ai cũng mong muốn bán được giá cao nhất có thể. Nhưng thực tế, giá trị thật và khả năng thanh khoản mới là điều quan trọng nhất.
Chia sẻ câu chuyện của mình, tôi mong sẽ không có chủ nhà nào bị rơi vào bẫy “thổi giá” của môi giới. Khi bán nhà, đừng chỉ nhìn vào các mức giá rao bán trên mạng hay nghe lời môi giới, vì đó có thể chỉ là “giá ảo”. Tốt nhất, hãy tìm hiểu kỹ những giao dịch thực tế trong tòa nhà, trong khu vực mình sinh sống.
Không nên vội đặt cọc cho căn nhà mới nếu bạn chưa chắc chắn có thể bán được căn nhà hiện tại. Một quyết định quá nhanh chóng có thể làm mất trắng những khoản tiền lớn như trường hợp của vợ chồng tôi.
Nguyễn Đông (Hà Nội)
Tôi và gia đình sống tại căn hộ chung cư 75m2 ở Bắc Từ Liêm (Hà Nội). Căn hộ này vợ chồng tôi mua cuối năm 2019 với giá 2,2 tỷ đồng.
Từ đầu năm 2024, thị trường căn hộ chung cư trở nên sôi động. Ngày nào tôi cũng nhận được cuộc gọi từ các môi giới hỏi mua nhà với rất nhiều lời thuyết phục về việc nhà chúng tôi đang lên giá. Có người tỉ tê rằng “anh chị may mắn mua thời điểm trước chứ căn này giờ giá gấp đôi, chỉ cần anh chị gật đầu, em có khách xuống tiền ngay”…
Lên các website và hội nhóm mua bán bất động sản, tôi thấy một số căn hộ trong tòa của mình được rao bán với mức giá cao tương tự môi giới đưa. Dao động khoảng 4,2-4,5 tỷ đồng cho một căn hộ 75m2. Hàng xóm xung quanh cũng chia sẻ rằng họ nhận được rất nhiều cuộc gọi mời chào bán nhà với giá cao.
Thấy thị trường đang sốt, nhà lại đang được giá, tôi cũng muốn bán để chuyển về khu vực Cầu Giấy cho tiện việc học hành của con. Sau khi bàn với vợ, chúng tôi quyết định bán căn hộ đang ở. Ngày nào môi giới cũng dẫn khách đến xem nhà khiến tôi nghĩ rằng căn hộ sẽ dễ bán.
Không nên vội đặt cọc cho căn nhà mới nếu chưa chắc chắn có thể bán được căn nhà hiện tại. Ảnh minh hoạ: Nam Khánh
Trong thời gian chờ bán, tôi đi xem nhà ở Cầu Giấy và ưng ý một căn hộ rất gần trường con tôi đang theo học. Lo căn đó sẽ có người mua trước, vợ chồng tôi đặt cọc ngay 200 triệu đồng. Vào thời điểm ấy, chúng tôi hoàn toàn tin rằng căn hộ ở Bắc Từ Liêm sẽ sớm bán được và số tiền cọc kia chẳng phải điều gì đáng lo ngại.
Nhưng sau vài tuần, mọi thứ không diễn ra như mong đợi. Dù đã có nhiều người đến xem nhà, nhưng việc bán căn hộ đang ở lại khó khăn hơn tôi tưởng. Không hề có khách nào đến xem rồi “xuống cọc” ngay như lời môi giới nói.
Tôi khảo sát lại giá cả các căn hộ đã bán thành công trong tòa của mình, mới tá hỏa khi thấy giá thực tế thấp hơn nhiều so với mức giá mà môi giới đưa ra. Những căn hộ chốt được giao dịch thật chỉ ở mức khoảng 3,5 tỷ đồng là cao nhất, chênh cả tỷ đồng so với nhiều căn hộ đang được rao bán.
Sau một tháng, hạn cuối cùng để thanh toán cho căn hộ ở Cầu Giấy đã đến, nhưng căn hộ của tôi vẫn chưa bán được. Đứng trước hai lựa chọn một là mất cọc, hai là phải vay một số tiền lớn để mua căn hộ mới, áp lực tài chính sẽ rất lớn, vợ chồng tôi đành chọn phương án bỏ cọc.
Đến giờ sự việc đã diễn ra được cả tháng, tôi vẫn còn hụt hẫng khi mất đi số tiền lớn. Nhìn lại tất cả, tôi thấy mình sai lầm khi quá tin vào những lời hứa hẹn, những mức “giá ảo” đầy hấp dẫn mà môi giới đưa ra.
Tôi biết sẽ có rất nhiều người giống tôi, không phải ai cũng đủ bình tĩnh để khảo sát đúng giá trị thực của căn hộ, nhất là khi đi đâu cũng nghe nói chung cư sốt và môi giới ngày nào cũng ra rả nói rằng căn hộ của mình đã tăng giá mạnh.
Ở vị trí người bán, ai cũng mong muốn bán được giá cao nhất có thể. Nhưng thực tế, giá trị thật và khả năng thanh khoản mới là điều quan trọng nhất.
Chia sẻ câu chuyện của mình, tôi mong sẽ không có chủ nhà nào bị rơi vào bẫy “thổi giá” của môi giới. Khi bán nhà, đừng chỉ nhìn vào các mức giá rao bán trên mạng hay nghe lời môi giới, vì đó có thể chỉ là “giá ảo”. Tốt nhất, hãy tìm hiểu kỹ những giao dịch thực tế trong tòa nhà, trong khu vực mình sinh sống.
Không nên vội đặt cọc cho căn nhà mới nếu bạn chưa chắc chắn có thể bán được căn nhà hiện tại. Một quyết định quá nhanh chóng có thể làm mất trắng những khoản tiền lớn như trường hợp của vợ chồng tôi.
Nguyễn Đông (Hà Nội)
- Từ hôm nay 23/11, lãi suất huy động cao nhất tăng lên 6,4%/năm
- Lãi suất ngân hàng hôm nay 22/11/2024: Kỳ hạn 6 tháng ngân hàng nào cao nhất?
- Lãi suất ngân hàng hôm nay 21/11/2024: Loạt nhà băng trả lãi suất huy động từ 6%
- Lãi suất ngân hàng hôm nay 20/11/2024: Tăng mạnh kỳ hạn dưới 6 tháng
- Lãi suất ngân hàng 18/11/2024: Thêm nhà băng đua tăng lãi suất, vượt 6%/năm
- Lãi suất ngân hàng 18/11/2024: Thêm nhà băng đua tăng lãi suất, vượt 6%/năm
- Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ
- Đối thủ tăng thần tốc, báo động thế mạnh top 1 thế giới của Việt Nam
- Từ 20/11, áp dụng quy định mới về lãi suất tiền gửi