Chứng khoán phái sinh: Khởi đầu giằng co
Mở cửa năm Nhâm Dần với khoảng trống (gap) trên 20 điểm, tưởng chừng thị trường sẽ bước vào giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ, thì VN30-Index lại tạo ra 5 phiên với loạt nến cân bằng ở khu vực kháng cự.
Ảnh hưởng của cổ phiếu VIC
Trong tuần giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, tâm điểm lớn nhất thuộc về cổ phiếu VIC, với thông tin lỗ sau thuế hơn 7.500 tỷ đồng trong năm 2021. Kết quả kinh doanh là một phần, tác động tiêu cực hơn đối với dòng tiền ngắn hạn là khả năng VIC sẽ bị loại khỏi danh mục được giao dịch ký quỹ.
Theo quy định, nếu lợi nhuận trên báo cáo tài chính kiểm toán tới đây tiếp tục là con số lỗ, VIC sẽ không còn đủ điều kiện để được cấp giao dịch ký quỹ. Không chỉ vậy, VIC còn có khả năng bị loại khỏi rổ cổ phiếu VN30 và bị bán ròng bởi một loạt quỹ ETFs mô phỏng chỉ số VN30-Index, với khối lượng ước tính có thể lên đến hơn 22 triệu cổ phiếu.
Ước tính số lượng cổ phiếu bán ra trong trường hợp VIC không lọt vào các giỏ chỉ số trong kỳ review sắp tới. |
Với mức vốn hóa cao và tỷ trọng lớn trong rổ VN30, quyết định VIC đi hay ở lại, có được cấp margin hay không, chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến diễn biến của thị trường phái sinh. Ở thị trường quốc tế, nhà đầu tư chờ đợi những chính sách trong năm 2022 từ Fed khi mức CPI của Mỹ tháng 1/2022 đã đẩy lên tới 7,5% so với mức 7% của tháng trước đó.
Đây là mức lạm phát cao nhất trong vòng 4 thập kỷ qua của nước này. Đã có những quan điểm về khả năng nâng tới 1% lãi suất trong tháng 7/2022 và những thông tin tiêu cực bất ngờ chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến mức độ tự tin của nhà đầu tư và đà tăng trưởng của thị trường Việt Nam.
Khởi đầu gian nan cho năm Nhâm Dần
Mở cửa năm Nhâm Dần với khoảng trống (gap) trên 20 điểm, tưởng chừng thị trường sẽ bước vào giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ, thì VN30-Index lại tạo ra 5 phiên với loạt nến cân bằng ở khu vực kháng cự. Có lẽ cũng là dễ hiểu khi VN-Index vẫn dao động quanh cản mạnh 1.500 điểm. Cùng với đó, chứng khoán Việt Nam thiếu chất xúc tác về thông tin để bứt phá và thiếu đi trạng thái tích lũy ngắn hạn để tạo tín hiệu thu hút dòng tiền mới.
Diễn biến VN30-Index, VN30F1M và mức chênh lệch giá. |
Tuy vậy, thị trường vẫn còn có một số điểm sáng. Nhóm ngân hàng dẫn dắt tốt và duy trì xu hướng hàng đầu thị trường, với loạt cổ phiếu đang vượt đỉnh như STB, TPB, BID, MBB… Đà lan tỏa của dòng tiền đã có sự cải thiện với số lượng cổ phiếu trong xu hướng tăng ngắn hạn đã hồi phục từ 17% lên ngưỡng gần 60%, giúp xây dựng nền tảng bền vững hơn.
Cuối cùng, nhưng quan trọng nhất là xu hướng trung-dài hạn của VN30-Index là tăng trưởng. Do đó, chiến lược trong tuần mới vẫn nghiêng về phía mua, nhưng chấp nhận bán chốt lời chủ động thay vì áp dụng bám theo xu hướng.
Khuyến nghị: “Mua khi điều chỉnh – Bán khi hồi phục”
Nhìn bức tranh ngắn hạn hơn trên hợp đồng VN30F1M, có thể thấy rõ trạng thái đi ngang. Giá kẹp giữa hai biên độ, thanh khoản duy trì ổn định và độ lệch đang tiệm cận dần về mức 0 sau khoảng thời gian dài âm trên 10 điểm. Dòng tiền cũng thiếu điểm nhấn khi số lượng hợp đồng giữ qua đêm duy trì dưới mốc trung bình 30.000 hợp đồng của các chu kỳ trước. Và trên hết là mẫu hình giá ngắn hạn không tạo ra điểm tựa để tìm kiếm tín hiệu giao dịch hợp lý.
VN30F1M có mục tiêu chốt lời chủ động trong vùng 1.550 - 1.560 điểm. |
Chiến lược giao dịch ngắn hạn tập trung chờ mở vị thế mua tại hỗ trợ 1.520 điểm với mức tỷ trọng thấp để phòng tránh các rung lắc giữa biên độ giá. Mức mục tiêu chốt lời chủ động là 1.550 - 1.560 điểm, quản trị rủi ro vị thế nếu mất 10 điểm. Đối với nhà đầu tư giao dịch nắm giữ dài hạn, VN30F1M chưa có đủ xu hướng hay cơ sở nền tích lũy để có thể mở vị thế với xác suất cao.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
https://tinnhanhchungkhoan.vn/chung-khoan-phai-sinh-khoi-dau-giang-co-post291117.html
- “Cửa sáng” cho thị trường chứng khoán Việt Nam
- “Cửa sáng” cho thị trường chứng khoán Việt Nam
- Cải thiện tính minh bạch để tăng giá trị, sức hút cho thị trường chứng khoán
- Tìm lời giải cho bài toán bán ròng của khối ngoại
- Cổ phiếu VNI bị đưa vào diện cảnh báo và tiếp tục bị đình chỉ giao dịch
- Thị trường chứng khoán khi nào mới khởi sắc?
- Thị trường chứng khoán khi nào mới khởi sắc?
- Gỡ rào cản về cơ chế thanh toán để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán
- Sửa Luật Chứng khoán hướng tới thu hút vốn, tăng quy mô nhà đầu tư tổ chức