Chuyển đổi số Việt Nam: Nền tảng nội cạnh tranh sòng phẳng cùng hàng ngoại
Nhiều số liệu đang cho thấy, các nền tảng Việt hoàn toàn không thua kém nền tảng nước ngoài. Nền tảng số nội chính là lời giải cho bài toán chuyển đổi số Việt Nam.
Người Việt ngày càng quan tâm tới nền tảng số Việt
Với dân số trẻ và 78% người dân được tiếp cận với Internet, Việt Nam hiện là “mảnh đất” tiềm năng cho các nhà phát triển nền tảng số.
Từng có thời kỳ “mảnh đất” ấy chứng kiến sự lấn lướt của nền tảng số ngoại, thế nhưng chỉ vài năm trở lại đây, gió đã đổi chiều với sự nổi lên của rất nhiều nền tảng số nội.
Theo ông Trần Minh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số (Bộ TT&TT), trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng lượng người dùng hằng tháng trên nền tảng số qua các ứng dụng di động Việt Nam đã vượt mức 500 triệu, tăng gần 16% so với cùng kỳ năm 2022.
Xu hướng này thể hiện sự quan tâm của người sử dụng ở Việt Nam đối với các nền tảng số Việt.
Các nền tảng số đang xuất hiện ngày một nhiều và dần trở thành một phần không thể thiếu.
Thống kê của Vụ Kinh tế số và Xã hội số cho thấy, hiện cả nước có khoảng 60 nền tảng, ứng dụng di động phục vụ người dân có trên 1 triệu người dùng hằng tháng, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong các nền tảng số do doanh nghiệp Việt Nam làm chủ, điểm sáng là Zalo với khoảng 74 triệu người sử dụng hằng tháng. Đây cũng là nền tảng số Việt Nam có sức ảnh hưởng cao nhất với lượng người dùng chiếm tới 75,5% dân số cả nước.
Số liệu của Vụ Kinh tế số và Xã hội số chỉ ra rằng, trong 16 ứng dụng có số lượng người dùng thường xuyên hằng tháng trên 20 triệu, có 3 đại diện của Việt Nam, chiếm tỷ lệ 18,75%. Đó là Zalo, Zing Mp3 và ví điện tử MoMo.
Ở nhóm 12 ứng dụng có số lượng người dùng thường xuyên từ 10 - 20 triệu, Việt Nam cũng góp mặt nhiều đại diện là Báo Mới, Vietcombank, Tiki, My Viettel và MB Bank.
Zalo được đánh giá là một điểm sáng trong số các nền tảng số Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt
Theo ông Trần Minh Tuấn, chuyển đổi số phải dựa vào các nền tảng số. Trong không gian mạng, người nào nắm nền tảng số thì người đó nắm dữ liệu và vì nắm dữ liệu nên quyết định tất cả.
Nếu Việt Nam không dựa trên các nền tảng số Việt Nam thì người hưởng lợi chính từ chuyển đổi số Việt Nam lại không phải là người Việt Nam. Do đó, phát triển các nền tảng số Việt Nam là lời giải chính cho chuyển đổi số.
Để thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các nền tảng số trong nước, trong thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, sớm phê duyệt các nền tảng số quốc gia, nền tảng số phục vụ chuyển đổi số doanh nghiệp và nền tảng số phục vụ người dân.
Ở bước tiếp theo, Bộ TT&TT sẽ thực hiện tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống nhắn tin và thông tin cơ sở để đưa người dân lên các nền tảng số này.
Bên cạnh đó, mạng lưới tư vấn chuyển đổi số doanh nghiệp và tổ công nghệ số cộng đồng sẽ giúp doanh nghiệp chuyển đổi số bằng các nền tảng số Việt Nam.
Việt Nam phải chuyển đổi số bằng nền tảng Việt Nam
Trao đổi với VietNamNet về tầm quan trọng của các nền tảng Việt Nam, ông Nguyễn Chí Thanh - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Giải pháp Viettel (Viettel Solutions) cho biết, nền tảng số quốc gia giống như một hạ tầng cơ bản, giống như đường xá trong giao thông.
Chuyển đổi số nếu muốn phát triển thì phải có những nền tảng số quốc gia để dẫn dắt. Việc đầu tư, cho ra đời một nền tảng đòi hỏi chi phí, nguồn lực rất lớn. Nếu mỗi một doanh nghiệp tự đầu tư cho mình một nền tảng thì gần như không khả thi.
Theo Phó Tổng giám đốc Viettel Solutions, do được đầu tư tập trung, các nền tảng số quốc gia sẽ là những nền tảng mạnh. Việc sử dụng nền tảng dùng chung cũng giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí trong quá trình chuyển đổi số.
Khi đã có sẵn nền tảng, doanh nghiệp chỉ phải trả chi phí rất nhỏ cho phần tham gia của mình. Điều này cho thấy nền tảng số quốc gia là một yếu tố vô cùng quan trọng để thúc đẩy chuyển đổi số.
Các nền tảng số nội đang đóng góp vai trò quan trọng trong công cuộc chuyển đổi số.
Chia sẻ thêm về câu chuyện này, ông Nguyễn Đức Kiên - Phó Tổng giám đốc Công ty CNTT VNPT cho rằng, sự thúc đẩy của Nhà nước đối với các nền tảng số sẽ mang lại 2 lợi ích.
Thứ nhất, chất lượng của các nền tảng sẽ được đảm bảo. Thứ hai, sự tối ưu hóa về mặt chi phí cho tất cả các doanh nghiệp khi có danh mục nền tảng số dùng chung được công bố.
Đóng góp thêm góc nhìn, ông Nguyễn Thượng Tường Minh - Tổng Giám đốc Base.vn nhận định, chuyển đổi số cần sự phối hợp chặt chẽ của ba yếu tố: Con người, công cụ và quy trình.
“Tôi hoàn toàn đồng tình với quan điểm cần phải ưu tiên đầu tư và hiện đại hóa các nền tảng số Việt Nam, bởi đây là yếu tố đem lại 3 'vũ khí' cho doanh nghiệp, đó là tốc độ, tinh gọn và dữ liệu”, ông Minh nói.
Theo Tổng Giám đốc Base.vn, trên thực tế, các nền tảng phục vụ chuyển đổi số mới được doanh nghiệp Việt Nam phát triển trong những năm gần đây và đã làm tốt trong giai đoạn đầu của chuyển đổi số, giai đoạn hỗ trợ doanh nghiệp số hóa.
Ở giai đoạn này, lợi ích chính của công nghệ là giúp các bộ phận, phòng ban trong doanh nghiệp có thể tương tác và vận hành hiệu quả từ xa. Dễ thấy nhất là trong bối cảnh đại dịch, công nghệ đã làm tốt vai trò này.
Tuy nhiên, ông Minh cho rằng, các nền tảng số muốn phát triển thì cần phải song hành cùng người dùng công nghệ và cách thức sử dụng công nghệ. Tức là, ba yếu tố này cần đi cùng nhau, thay vì yếu tố công nghệ đi trước.
Chuyển đổi số là một hành trình rất dài và các nền tảng số cần phải liên tục tối ưu, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết từng bài toán nhỏ trong bức tranh tổng thể.
Bài 2: Nền tảng số Việt đang gặp khó ở đâu?
Người Việt ngày càng quan tâm tới nền tảng số Việt
Với dân số trẻ và 78% người dân được tiếp cận với Internet, Việt Nam hiện là “mảnh đất” tiềm năng cho các nhà phát triển nền tảng số.
Từng có thời kỳ “mảnh đất” ấy chứng kiến sự lấn lướt của nền tảng số ngoại, thế nhưng chỉ vài năm trở lại đây, gió đã đổi chiều với sự nổi lên của rất nhiều nền tảng số nội.
Theo ông Trần Minh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số (Bộ TT&TT), trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng lượng người dùng hằng tháng trên nền tảng số qua các ứng dụng di động Việt Nam đã vượt mức 500 triệu, tăng gần 16% so với cùng kỳ năm 2022.
Xu hướng này thể hiện sự quan tâm của người sử dụng ở Việt Nam đối với các nền tảng số Việt.
Các nền tảng số đang xuất hiện ngày một nhiều và dần trở thành một phần không thể thiếu.
Thống kê của Vụ Kinh tế số và Xã hội số cho thấy, hiện cả nước có khoảng 60 nền tảng, ứng dụng di động phục vụ người dân có trên 1 triệu người dùng hằng tháng, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong các nền tảng số do doanh nghiệp Việt Nam làm chủ, điểm sáng là Zalo với khoảng 74 triệu người sử dụng hằng tháng. Đây cũng là nền tảng số Việt Nam có sức ảnh hưởng cao nhất với lượng người dùng chiếm tới 75,5% dân số cả nước.
Số liệu của Vụ Kinh tế số và Xã hội số chỉ ra rằng, trong 16 ứng dụng có số lượng người dùng thường xuyên hằng tháng trên 20 triệu, có 3 đại diện của Việt Nam, chiếm tỷ lệ 18,75%. Đó là Zalo, Zing Mp3 và ví điện tử MoMo.
Ở nhóm 12 ứng dụng có số lượng người dùng thường xuyên từ 10 - 20 triệu, Việt Nam cũng góp mặt nhiều đại diện là Báo Mới, Vietcombank, Tiki, My Viettel và MB Bank.
Zalo được đánh giá là một điểm sáng trong số các nền tảng số Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt
Theo ông Trần Minh Tuấn, chuyển đổi số phải dựa vào các nền tảng số. Trong không gian mạng, người nào nắm nền tảng số thì người đó nắm dữ liệu và vì nắm dữ liệu nên quyết định tất cả.
Nếu Việt Nam không dựa trên các nền tảng số Việt Nam thì người hưởng lợi chính từ chuyển đổi số Việt Nam lại không phải là người Việt Nam. Do đó, phát triển các nền tảng số Việt Nam là lời giải chính cho chuyển đổi số.
Để thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các nền tảng số trong nước, trong thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, sớm phê duyệt các nền tảng số quốc gia, nền tảng số phục vụ chuyển đổi số doanh nghiệp và nền tảng số phục vụ người dân.
Ở bước tiếp theo, Bộ TT&TT sẽ thực hiện tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống nhắn tin và thông tin cơ sở để đưa người dân lên các nền tảng số này.
Bên cạnh đó, mạng lưới tư vấn chuyển đổi số doanh nghiệp và tổ công nghệ số cộng đồng sẽ giúp doanh nghiệp chuyển đổi số bằng các nền tảng số Việt Nam.
Việt Nam phải chuyển đổi số bằng nền tảng Việt Nam
Trao đổi với VietNamNet về tầm quan trọng của các nền tảng Việt Nam, ông Nguyễn Chí Thanh - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Giải pháp Viettel (Viettel Solutions) cho biết, nền tảng số quốc gia giống như một hạ tầng cơ bản, giống như đường xá trong giao thông.
Chuyển đổi số nếu muốn phát triển thì phải có những nền tảng số quốc gia để dẫn dắt. Việc đầu tư, cho ra đời một nền tảng đòi hỏi chi phí, nguồn lực rất lớn. Nếu mỗi một doanh nghiệp tự đầu tư cho mình một nền tảng thì gần như không khả thi.
Theo Phó Tổng giám đốc Viettel Solutions, do được đầu tư tập trung, các nền tảng số quốc gia sẽ là những nền tảng mạnh. Việc sử dụng nền tảng dùng chung cũng giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí trong quá trình chuyển đổi số.
Khi đã có sẵn nền tảng, doanh nghiệp chỉ phải trả chi phí rất nhỏ cho phần tham gia của mình. Điều này cho thấy nền tảng số quốc gia là một yếu tố vô cùng quan trọng để thúc đẩy chuyển đổi số.
Các nền tảng số nội đang đóng góp vai trò quan trọng trong công cuộc chuyển đổi số.
Chia sẻ thêm về câu chuyện này, ông Nguyễn Đức Kiên - Phó Tổng giám đốc Công ty CNTT VNPT cho rằng, sự thúc đẩy của Nhà nước đối với các nền tảng số sẽ mang lại 2 lợi ích.
Thứ nhất, chất lượng của các nền tảng sẽ được đảm bảo. Thứ hai, sự tối ưu hóa về mặt chi phí cho tất cả các doanh nghiệp khi có danh mục nền tảng số dùng chung được công bố.
Đóng góp thêm góc nhìn, ông Nguyễn Thượng Tường Minh - Tổng Giám đốc Base.vn nhận định, chuyển đổi số cần sự phối hợp chặt chẽ của ba yếu tố: Con người, công cụ và quy trình.
“Tôi hoàn toàn đồng tình với quan điểm cần phải ưu tiên đầu tư và hiện đại hóa các nền tảng số Việt Nam, bởi đây là yếu tố đem lại 3 'vũ khí' cho doanh nghiệp, đó là tốc độ, tinh gọn và dữ liệu”, ông Minh nói.
Theo Tổng Giám đốc Base.vn, trên thực tế, các nền tảng phục vụ chuyển đổi số mới được doanh nghiệp Việt Nam phát triển trong những năm gần đây và đã làm tốt trong giai đoạn đầu của chuyển đổi số, giai đoạn hỗ trợ doanh nghiệp số hóa.
Ở giai đoạn này, lợi ích chính của công nghệ là giúp các bộ phận, phòng ban trong doanh nghiệp có thể tương tác và vận hành hiệu quả từ xa. Dễ thấy nhất là trong bối cảnh đại dịch, công nghệ đã làm tốt vai trò này.
Tuy nhiên, ông Minh cho rằng, các nền tảng số muốn phát triển thì cần phải song hành cùng người dùng công nghệ và cách thức sử dụng công nghệ. Tức là, ba yếu tố này cần đi cùng nhau, thay vì yếu tố công nghệ đi trước.
Chuyển đổi số là một hành trình rất dài và các nền tảng số cần phải liên tục tối ưu, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết từng bài toán nhỏ trong bức tranh tổng thể.
Bài 2: Nền tảng số Việt đang gặp khó ở đâu?
- Vì sao Việt Nam ra quy định không cấp phép game bài?
- Mạng xã hội Threads có thêm 35 triệu người dùng nhờ Elon Musk và Donald Trump
- Nhiều startup công nghệ thắng lớn tại Techfest Việt Nam 2024
- Indonesia: Apple đã rót hơn 15 tỷ USD vào sản xuất tại Việt Nam
- Chuyển đổi số để phát triển quận Bắc Từ Liêm xứng tầm
- OpenAI nhắm đến hai địa hạt thống trị của Google
- OpenAI chi bao nhiêu để mua nội dung đào tạo ChatGPT?
- OpenAI nhắm đến hai địa hạt thống trị của Google
- Doanh nghiệp Việt loay hoay tăng thu giảm chi bằng chuyển đổi số