Cổ phiếu cần quan tâm ngày 20/4
Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 20/4 của các công ty chứng khoán.
Khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu NT2 với giá mục tiêu 28.000 đồng/CP
CTCK BIDV (BSC)
Doanh thu quý IV/2021 của Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2 – sàn HOSE) đạt 1.635 tỷ đồng, tăng 22,84% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế đạt 121 tỷ đồng, giảm 40,4%.
Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận: ROE đạt 12,51% cao hơn so với ngành là 10,43%; ROA đạt 8,21%, cao hơn so với ngành là 5,88%; Biên lợi nhuận ròng đạt 7,41%, thấp hơn so với trung bình ngành 14,84%; Biên lợi nhuận gộp 9,17%, thấp hơn so với trung bình ngành là 19,05%.
Do đó, chúng tôi khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu NT2 với giá mục tiêu là 28.000 đồng/CP.
Khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu DBD với giá mục tiêu 68.000 đồng/CP
CTCK BIDV (BSC)
Doanh thu quý IV/2021 của Công ty cổ phần Dược - Trang thiết bị Y tế Bình Định (DBD – sàn HOSE) đạt 405 tỷ đồng, tăng 13,76% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế đạt 49 tỷ đồng, tăng 48,48%.
Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận: ROE đạt 17,32% cao hơn so với ngành là 12,09%; ROA đạt 12,2%, cao hơn so với ngành là 6,04%; Biên lợi nhuận ròng đạt 12,07%, cao hơn so với trung bình ngành 6,57%; Biên lợi nhuận gộp 40,86%, cao hơn so với trung bình ngành là 22,86%.
Do đó, chúng tôi khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu DBD với giá mục tiêu là 68.000 đồng/CP.
Khuyến nghị mua cổ phiếu GVR với giá mục tiêu 41.500 đồng/CP
CTCK MB (MBS)
Giá cao su tăng giúp cải thiện lợi nhuận mảng cao su cho Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR). Giá cao su được dự báo duy trì đà tăng trong năm 2022 trước tình trạng thiếu hụt nguồn cung cao su, trong khi nhu cầu tiêu thụ cao su vẫn duy trì ở mức cao. Ngày 15/4/2022, giá cao su ghi nhận mức cao nhất trong 13 tháng trở lại đây, đạt 2.250 USD/tấn sau khi OPEC cho rằng thế giới sẽ không thể thay thế được khoảng 7 triệu thùng dầu và các chất lỏng khác mỗi ngày bị mất từ Nga.
Định hướng đẩy mạnh đầu tư hoạt động khu công nghiệp giúp cải thiện lợi nhuận trong tương lai. GVR dự kiến chuyển đổi 20.000ha đất cao su sang quy hoạch phát triển khu công nghiệp trong 5-10 năm tới.Tập đoàn lên kế hoạch tổng diện tích khu công nghiệp cho thuê đạt gần 2.700 ha trong giai đoạn 2021 – 2025, gấp 10 lần so với diện tích cho thuê của năm 2020, đạt CAGR là 17% trong khi mủ cao su khai thác chỉ đạt CAGR là 3,6% trong giai đoạn này.
Triển vọng tích cực của bất động sản khu công nghiệp tạo tiền đề tăng trưởng bền vững cho VRG trong tương lai. Thị trường bất động sản công nghiệp được dự báo sẽ là điểm sáng trong năm 2022 thậm chí có thể kéo dài sang năm 2023 với giá thuê đất tăng khoảng 4%/năm (theo CBRE), đặc biệt tại các tỉnh miền Nam.
Chúng tôi cũng kỳ vọng thương vụ thoái vốn khỏi NTC sẽ được hoàn tất trong năm 2022, đem lại khoản lãi thoái vốn cho VRG khoảng 800 tỷ đồng.
Chúng tôi xác định giá mục tiêu của cổ phiếu GVR vào khoảng 41.500 đồng/CP dựa trên phương pháp định giá từng phần. Mức giá mục tiêu tương ứng P/E forward khoảng 31 lần (theo EPS 2022F khoảng 1.330 đồng). Đồng thời đưa ra khuyến nghị mua đối với cổ phiếu GVR.
>> Tải báo cáo
Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu FPT
CTCK Phú Hưng (PHS)
CTCP FPT (FPT – sàn HOSE) sẽ tiếp tục chiến lược “Vận hành dựa trên dữ liệu – Khách hàng làm trung tâm”, với trọng tâm “Thúc đẩy tăng trưởng nhanh từ việc tập trung phát triển các sản phẩm công nghệ mới, cũng như cung cấp dịch vụ Chuyển đổi số với quy mô lớn”. Công ty sẽ tập trung vào 3 khía cạnh: Kinh doanh – Công nghệ – Quản trị.
Về khía cạnh kinh doanh, FPT vẫn tập trung vào tìm kiếm khách hàng lớn ở thị trường nước ngoài cho mảng xuất khẩu phần mềm. Còn đối với các doanh nghiệp nội địa, công ty sẽ tập trung cung cấp các giải pháp công nghệ và chuyển đổi số.
Ở khía cạnh công nghệ, FPT sẽ tập trung vào các xu hướng công nghệ mới nhất như AI, Blockchain, BigData, Cloud, và HyperAutomation. FPT sẽ không tập trung vào phát triển các sản phẩm công nghệ mới nhưng công ty sẽ tập trung vào việc phát triển hạ tầng cho các công nghệ này.
Kế hoạch cho năm 2022 sẽ là 4 nghìn tỷ đồng, tập trung vào nâng cấp hạ tầng viễn thông và trung tâm dữ liệu. Mảng viễn thông chiếm 50% trong kế hoạch.
Kế hoạch kinh doanh của công ty vẫn đang sát với dự phóng nên chúng tôi vẫn duy trì định giá của FPT. Sử dụng phương pháp SoTP như báo cáo lần trước, chúng tôi cho rằng mức giá hợp lý của cổ phiếu là 166.900 đồng. Chúng tôi tiếp tục duy trì khuyến nghị mua cho cổ phiếu FPT.
Rủi ro: (1) FPT gặp cạnh tranh rất lớn từ VNPT và Viettel, (2) Dù tiềm năng phát triển mảng CNTT là rất lớn, tuy nhiên, với sự phát triển nhanh trên thế giới, FPT có thể sẽ gặp những trở ngại để bắt kịp xu hướng. Nguồn nhân lực của công ty có thể không đủ chất lượng để theo kịp những xu hướng thay đổi công nghệ.
Nguồn TNCK
https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/co-phieu-can-quan-tam-ngay-20-4-post295681.html
- Nhận định thị trường phiên giao dịch chứng khoán ngày 3/6: Ưu tiên nắm giữ danh mục đang có lợi nhuận
- Bộ Tài chính: Hoàn thiện hệ thống cảnh báo với giao dịch chứng khoán bất thường
- Cổ phiếu họ nhà FLC bị bán tháo, chứng khoán giằng co
- Mạnh tay thanh lọc thị trường, chứng khoán Việt nỗ lực lấy lại niềm tin
- Công ty CP chứng khoán Kenanga Việt Nam bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt, vì sao?
- Thêm quan chức EU muốn dùng tài sản đóng băng của Nga để tái thiết Ukraine
- VN-Index giảm sâu, la liệt cổ phiếu nằm sàn: Ôm tiền không dám bắt đáy
- 12,5 triệu cổ phiếu TED giao dịch trên UPCoM
- Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 23/4