Công tác dư luận xã hội - kênh thông tin phản biện quan trọng
Ngày 19/12, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Tỉnh ủy Nam Định tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác dư luận xã hội năm 2023; triển khai nhiệm vụ năm 2024.
Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương Lại Xuân Môn phát biểu kết luận Hội nghị.
Chủ trì Hội nghị có Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương Lại Xuân Môn, Phó Ban Tuyên giáo Trung ương Trần Thanh Lâm và Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nam Định Lê Quốc Chỉnh.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương Lại Xuân Môn nhấn mạnh, với phương châm “nhạy bén, thiết thực, hiệu quả”, công tác dư luận xã hội năm 2024 cần tiếp tục tập trung đổi mới nội dung, phương thức, thực hiện đồng bộ, toàn diện nhiệm vụ, giải pháp; trong đó, tiếp tục việc quán triệt và nhận thức sâu sắc, toàn diện về những định hướng, chỉ đạo của Đảng đối với lĩnh vực công tác dư luận xã hội.
Cấp ủy, chính quyền các cấp nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của công tác dư luận xã hội trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo; đồng thời, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong công tác này; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức nắm bắt dư luận xã hội theo hướng phát huy dân chủ, thông tin hai chiều. Các địa phương, cơ quan, đơn vị đẩy mạnh việc dự báo và định hướng dư luận xã hội, xác định đây là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của cấp ủy các cấp; chủ động nắm bắt, phân tích, tổng hợp và phản ánh nhanh dư luận của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trước những vấn đề, sự kiện quan trọng trong nước và trên thế giới; về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức.
Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương nêu rõ, công tác dư luận xã hội phải bám sát tình hình trong nước và quốc tế; là nhịp cầu nối giữa ý Đảng, lòng dân, trở thành kênh thông tin phản biện quan trọng phục vụ quá trình hình thành, hoàn thiện và thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách quan trọng của Đảng, Nhà nước và địa phương. Qua đó, chủ động, kịp thời nắm bắt, nghiên cứu tình hình dư luận xã hội, nhất là những luồng dư luận phản ánh khuynh hướng tư tưởng chính trị trong Đảng, phản ánh tâm tư nguyện vọng chính đáng của nhân dân; đồng thời, nắm bắt, phản ánh những vấn đề bức xúc, điểm nóng nổi cộm trong cán bộ, đảng viên, nhân dân để tham mưu giúp cấp ủy và chính quyền các cấp, ngành, địa phương có biện pháp giải quyết kịp thời.
Các địa phương đẩy mạnh việc ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ vào hoạt động dư luận xã hội; tổ chức các cuộc tọa đàm, thông tin chuyên đề để công tác dư luận xã hội bám sát thực tiễn, thực hiện phương châm “đi trước mở đường”, “đi cùng thực hiện”, “đi sau tổng kết” để lắng nghe, dự báo được xu hướng. Từ đó, đề xuất định hướng, hình thành dư luận xã hội tích cực, góp phần tạo sự thống nhất về nhận thức, ý chí và hành động trong xã hội. Phấn đấu năm 2024, tất cả Ban Tuyên giáo các Tỉnh ủy, Thành ủy đều có đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội cấp tỉnh, cấp huyện bảo đảm về số lượng, có chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ cao; trong đó, đẩy mạnh thực hiện các cuộc điều tra, thăm dò dư luận xã hội để có dữ liệu định lượng, căn cứ khoa học phục vụ công tác tham mưu cho cấp ủy trong lãnh đạo, chỉ đạo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới.
Các đại biểu tham dự Hội nghị.
Theo Viện Dư luận xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương, năm 2023, công tác dư luận xã hội trên toàn quốc đã được các cấp ủy, chính quyền, các địa phương, đơn vị quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nghiêm túc, bám sát theo đúng tinh thần các văn bản chỉ đạo của Trung ương và địa phương, nhất là Kết luận số 100-KL/TW, ngày 18/8/2014 của Ban Bí thư về “Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội”; Hướng dẫn số 167-HD/BTGTW, ngày 26/12/2015 của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc thực hiện Kết luận số 100-KL/TW của Ban Bí thư. Nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể về vai trò, tầm quan trọng của công tác dư luận xã hội tiếp tục được nâng lên.
Công tác nắm bắt, tổng hợp, phản ánh tình hình dư luận xã hội đã có những tiến bộ rõ rệt, có sự chủ động, tích cực hơn trong việc phản ánh kịp thời tình hình dư luận xã hội về các vấn đề, sự kiện có tính thời sự, các vụ việc phức tạp, nhạy cảm gây bức xúc dư luận xã hội; đồng thời, tham mưu các biện pháp xử lý, định hướng dư luận, góp phần tạo sự ổn định chính trị - xã hội, thúc đẩy việc xử lý, giải quyết các vấn đề dư luận quan tâm kịp thời, nhanh chóng. Công tác điều tra, thăm dò dư luận xã hội tiếp tục được tăng cường và có nhiều đổi mới cả về nội dung và phương pháp, chú trọng tính dự báo và tính kịp thời, bảo đảm thực hiện đúng quy trình thăm dò, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị…
- Khẳng định vai trò Đảng cầm quyền
- Giữ chữ tín để đi đường dài
- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong phản biện xã hội
- Phản bác luận điệu xuyên tạc chủ trương của Đảng về xây dựng nền văn hóa
- Tạo “vòng kim cô” kiểm soát quyền lực lập pháp
- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong phản biện xã hội
- Nhận diện "giặc nội xâm" lãng phí
- Chống lãng phí từ các dự án treo
- Cảnh giác với chiêu trò mạo danh "phản biện xã hội" nhằm chống phá cách mạng Việt Nam