Các model khác gồm 8 tỷ tham số (8B) và 70 tỷ tham số (70B). Meta đặt kỳ vọng Llama 3 có thể “cạnh tranh với những mô hình tiên tiến nhất và dẫn đầu ở một số lĩnh vực”. 

CEO Mark Zuckerberg cho hay, mô hình AI của Meta được đào tạo trên 15 nghìn tỷ token, sử dụng 16.000 GPU H100, tạo ra sức mạnh đáng kể so với mô hình tiền nhiệm.

6e83fe3115bebd49fe5cc8f4384ec191.jpeg
 

So sánh tham số của Llama 3.1 với một số nền tảng AI khác. Ảnh: Engadget

Engadget nhận định Llama 3.1 sẽ ở phân khúc cạnh tranh với các mô hình AI nguồn đóng hàng đầu hiện nay như GPT-4o của OpenAI, Gemini 1.5 của Google hoặc Claude 3.5 của Anthropic về “kiến thức chung, toán học, cách sử dụng công cụ và dịch thuật đa ngôn ngữ.

Trên Instagram, Zuckerberg tự tin Meta AI sẽ vượt qua ChatGPT để trở thành trợ lý AI được sử dụng rộng rãi nhất vào cuối năm nay.

Thông tin công bố cũng cho thấy, với Llama 3.1, người dùng có thể tạo lời nhắc văn bản, ngữ cảnh bổ sung và tài liệu hỗ trợ dài tương đương một cuốn sách. Mô hình cũng hỗ trợ 8 ngôn ngữ ngay khi ra mắt. Ngoài ra, công ty mẹ Facebook cũng đã sửa đổi thoả thuận cấp phép để tạo điều kiện cho những nhà phát triển sử dụng kết quả đầu ra của Llama 3.1 trong đào tạo mô hình AI khác. 

Hệ sinh thái Llama cũng đang được mở rộng. Amazon, Databricks và Nvidia sẽ tung ra các bộ phần mềm đầy đủ dịch vụ để giúp các nhà phát triển tinh chỉnh mô hình riêng dựa trên Llama, trong khi công ty khởi nghiệp Groq đã “xây dựng dịch vụ suy luận có độ trễ thấp, chi phí thấp” cho dòng mô hình 3.1 mới.

Là nguồn mở, Llama 3.1 sẽ có sẵn trên tất cả các dịch vụ đám mây chính bao gồm AWS, Google Cloud và Azure.

Bên cạnh phát hành mô hình AI mới, Meta cũng bổ sung thêm quốc gia và vùng lãnh thổ có thể truy cập Meta AI. Với Argentina, Chile, Colombia, Ecuador, Mexico, Peru và Cameroon, trợ lý này hiện đã có mặt ở 22 quốc gia. Nó cũng có sẵn bằng các ngôn ngữ mới như tiếng Pháp, Đức, Hindi, Ý, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.

(Theo Engadget, Yahoo Tech)