'Cuộc chiến' giành quyền kiểm soát dữ liệu người dùng của các BigTech
'Cuộc chiến' nảy lửa giữa các BigTech để giành quyền kiểm soát dữ liệu người dùng trên thiết bị di động sắp chứng kiến một bước ngoặt mới, với sự tham gia của AI.
Google đã quyết định tích hợp chatbot Bard vào trình nhắn tin cho thiết bị sử dụng hệ điều hành Android, cho phép trí tuệ nhân tạo (AI) của Google phân tích và đọc tin nhắn riêng tư của người dùng, mở màn cuộc chiến thực sự giữa các gã khổng lồ công nghệ (BigTech) nhằm tranh giành quyền kiểm soát dữ liệu người dùng trên thiết bị di động.
Việc tích hợp tính năng AI trên trình nhắn tin của thiết bị di động mở ra cuộc chiến giữa các BigTech nhằm tranh giành quyền kiểm soát dữ liệu người dùng.
Với tính năng mới, người dùng Android sẽ có được trợ lý AI hỗ trợ giao tiếp dễ dàng hơn và thúc đẩy khả năng sáng tạo. Bard sẽ phân tích nội dung tin nhắn để hiểu bối cảnh của cuộc trò chuyện, trạng thái cảm xúc và sở thích của người dùng, đồng thời điều chỉnh phản ứng cho phù hợp với tâm trạng của người đối thoại và bối cảnh chung của cuộc trò chuyện.
Ngoài ra, Bard còn phân tích lịch sử trao đổi của chủ thiết bị với các địa chỉ liên lạc khác nhau để cá nhân hóa các phản hồi.
Dữ liệu do Bard thu thập qua trình nhắn tin sẽ được lưu trữ trên đám mây, được sử dụng để huấn luyện AI và ở dạng ẩn danh. Dữ liệu này sẽ được lưu trữ trong 18 tháng và có thể tồn tại trong vài ngày ngay cả sau khi tắt AI, mặc dù người dùng có tùy chọn xóa dữ liệu đó.
Vấn đề về quyền riêng tư nảy sinh liên quan đến việc phân tích nội dung tin nhắn, hiện được bảo vệ bằng mã hóa đầu cuối. Về nguyên tắc, việc phân tích phải được thực hiện trực tiếp trên thiết bị của người dùng chứ không phải trên đám mây.
Với ứng dụng chatbot Bard vào trình nhắn tin, mục tiêu chính của Google là tạo nền tảng cho tính năng tìm kiếm và quảng cáo thương mại, giúp tác động đến cuộc đối thoại của người dùng bằng những gợi ý phù hợp.
Điều đó đã mở màn một giai đoạn mới của cuộc chiến về quyền riêng tư trong thế giới thiết bị thông minh. Google sẽ phải thuyết phục người dùng rằng việc sử dụng công nghệ mới sẽ không dẫn đến các sự cố trước đó liên quan đến quyền ứng dụng, tính minh bạch theo dõi và các vụ bê bối nghe lén trợ lý giọng nói.
Apple là đối thủ cạnh tranh của Google, có truyền thống trong việc phân tích dữ liệu trên thiết bị di động. Hãng cũng dự kiến sẽ sớm giới thiệu các công nghệ AI tạo sinh trên thiết bị iPhone của mình, tập trung vào phân tích dữ liệu trực tiếp trên thiết bị.
Với những thương vụ mua lại mới nhất của Nvidia, Meta cũng xác định có thể bổ sung các tính năng tương tự vào WhatsApp. Google có nhiều thuận lợi vì đã có hệ sinh thái quảng cáo khổng lồ và sẵn sàng về mặt kỹ thuật để triển khai chatbot AI vào ứng dụng của mình.
Tuy nhiên, Facebook cũng có lợi thế riêng, với WhatsApp và Facebook Messenger là các nền tảng có nhiều người dùng tích cực hơn so với trình nhắn tin của Google.
Ngày ra mắt Bard trong trình nhắn tin của Google vẫn chưa được xác định, nhưng dự kiến sẽ diễn ra vào năm 2024. Điều quan trọng cần lưu ý là việc Google tích hợp AI vào trình nhắn tin sẽ thay đổi nền tảng văn bản mãi mãi và làm tăng sự cạnh tranh quyết liệt giữa Google, Apple và Meta.
Người dùng được khuyến khích xem xét cẩn thận quyết định sử dụng ứng dụng khai thác tin nhắn, cân nhắc lợi ích tiềm năng trước những lo ngại về quyền riêng tư.
(theo Securitylab)
- Nhiều startup công nghệ thắng lớn tại Techfest Việt Nam 2024
- Indonesia: Apple đã rót hơn 15 tỷ USD vào sản xuất tại Việt Nam
- Chuyển đổi số để phát triển quận Bắc Từ Liêm xứng tầm
- OpenAI nhắm đến hai địa hạt thống trị của Google
- OpenAI chi bao nhiêu để mua nội dung đào tạo ChatGPT?
- OpenAI nhắm đến hai địa hạt thống trị của Google
- Doanh nghiệp Việt loay hoay tăng thu giảm chi bằng chuyển đổi số
- Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số
- Điện thoại Trung Quốc thách thức Samsung, Apple tại châu Âu