Đã có Thông tư về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có Thông tư 39/2024/TT-NHNN quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có Thông tư 39/2024/TT-NHNN quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024.
- >> Điều kiện thực hiện ủy thác và nhận ủy thác phát hành thư tín dụng của ngân hàng
- >> Từ 01/8/2024, ngân hàng được chuyển nhượng dự án bất động sản là tài sản bảo đảm để thu hồi nợ
Đã có Thông tư về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024
Ngày 01/7/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 39/2024/TT-NHNN quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng.
Thông tư 39/2024/TT-NHNN |
Đã có Thông tư về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024
Thông tư 39/2024/TT-NHNN quy định về: thẩm quyền quyết định trong kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng; hình thức kiểm soát đặc biệt; Quyết định kiểm soát đặc biệt; thông báo, công bố thông tin kiểm soát đặc biệt; thời hạn kiểm soát đặc biệt, gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt, chấm dứt kiểm soát đặc biệt; thành phần, số lượng thành viên, cơ cấu, cơ chế hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát đặc biệt; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Theo đó, thẩm quyền quyết định trong kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng được quy định như sau:
(1) Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, quyết định các nội dung sau đây đối với tổ chức tín dụng, trừ quỹ tín dụng nhân dân
- Đặt tổ chức tín dụng thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 162 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 vào kiểm soát đặc biệt;
- Hình thức kiểm soát đặc biệt;
- Thành lập Ban kiểm soát đặc biệt;
- Thời hạn kiểm soát đặc biệt;
- Thông báo về kiểm soát đặc biệt;
- Công bố thông tin kiểm soát đặc biệt;
- Gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt;
- Chấm dứt kiểm soát đặc biệt;
- Các nội dung khác thuộc thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng 2024 và Thông tư 39/2024/TT-NHNN.
(2) Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định các nội dung sau đây đối với quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính trên địa bàn:
- Các nội dung quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều 3 Thông tư 39/2024/TT-NHNN;
- Các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 163, khoản 4 và khoản 5 Điều 166, khoản 9 Điều 167, khoản 3 và khoản 5 Điều 169, khoản 3 Điều 172, khoản 2, 5 và 6 Điều 174, khoản 2 Điều 176, khoản 3 và khoản 4 Điều 178, khoản 2 và khoản 3 Điều 187 (trừ nội dung quy định tại điểm c khoản 3 Điều 3 Thông tư 39/2024/TT-NHNN), khoản 3 Điều 188 (trừ nội dung quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Thông tư 39/2024/TT-NHNN), khoản 3 và khoản 4 Điều 190 Luật Các tổ chức tín dụng 2024;
- Các nội dung khác thuộc thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) quy định tại Thông tư 39/2024/TT-NHNN và pháp luật có liên quan.
(3) Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh báo cáo, đề xuất Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) các nội dung sau đây đối với quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính trên địa bàn:
- Trình Chính phủ quyết định áp dụng biện pháp đặc biệt quy định tại khoản 4 Điều 162 Luật Các tổ chức tín dụng 2024;
- Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi cho người gửi tiền quy định tại khoản 3 Điều 188 Luật Các tổ chức tín dụng 2024;
- Chấp thuận biện pháp hỗ trợ vượt thẩm quyền quy định tại điểm i khoản 1 Điều 171, khoản 11 Điều 174 và khoản 3 Điều 187 Luật Các tổ chức tín dụng 2024;
- Các nội dung khác vượt thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quy định tại Thông tư 39/2024/TT-NHNN và pháp luật có liên quan.
Về hình thức kiểm soát đặc biệt:
- Căn cứ vào thực trạng, mức độ rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, quyết định:
+ Đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt dưới hình thức giám sát đặc biệt hoặc kiểm soát toàn diện;
(i) Giám sát đặc biệt là việc đặt tổ chức tín dụng dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước thông qua hoạt động chỉ đạo, kiểm soát trực tiếp từ xa, kiểm tra tại chỗ của Ban kiểm soát đặc biệt đối với hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
(ii) Kiểm soát toàn diện là việc đặt tổ chức tín dụng dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước thông qua hoạt động chỉ đạo, kiểm soát trực tiếp tại chỗ của Ban kiểm soát đặc biệt đối với hoạt động hằng ngày của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
+ Nội dung, phạm vi, biện pháp, công việc kiểm soát hoạt động tại Quyết định kiểm soát đặc biệt, phù hợp với hình thức kiểm soát đặc biệt và nội dung quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 39/2024/TT-NHNN.
Xem thêm tại Thông tư 39/2024/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 và thay thế Thông tư 11/2019/TT-NHNN, trừ khoản 2 Điều 21 Thông tư 39/2024/TT-NHNN.
- Cần quy định bắt buộc trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động
- Hướng dẫn xác định giá dịch vụ ngày giường bệnh
- Hướng dẫn xác định giá dịch vụ ngày giường bệnh
- Hướng dẫn chế độ báo cáo về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp
- Bảo đảm an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ Online Banking
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam tại cửa khẩu
- "Điểm danh" 56 đơn vị hành chính cấp xã mới của Hà Nội
- Đề xuất nhiều chính sách trợ cấp với cán bộ không đủ tuổi tái cử tự nguyện nghỉ hưu sớm
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam tại cửa khẩu