Đàm phán Nga-Ukraine bắt đầu, giới đầu tư tài chính dừng lại quan sát
Phố Wall giao dịch đầy thận trọng trong phiên ngày thứ Hai (28/2), khi mọi con mắt đều dồn vào theo dõi các diễn biến mới từ cuộc đàm phán Nga-Ukraine.
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây kỳ vọng hạ nhiệt, khi phái đoàn đàm phán của Nga và Ukraine đã kết thúc vòng đầu tiên và trở về thủ đô để tham vấn trước khi có cuộc gặp lần hai, dù các cuộc giao tranh vẫn đang tiếp diễn ở Ukraine.
Tình hình chiến sự tiếp tục nâng đỡ nhóm cổ phiếu phòng thủ với Lockheed Martin tăng 6,7%, Northrop Grumman tăng 7,9, cổ phiếu an ninh mạng Crowdstrike vọt 7,4%.
Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu ngân hàng chịu sức ép, với cổ phiếu JPMorgan giảm 4,2% và Citigroup mất 4,4%, sau khi phương Tây loại nga ra khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT.
Ngoài việc theo dõi diễn biến mới tại châu Âu, giới đầu tư còn đang hướng về cuộc điều trần quan trọng của Chủ tịch Fed, ông Jerome Powell trước Quốc hội Mỹ sẽ bắt đầu vào ngày thứ Tư này.
Phiên ngày thứ Hai cũng là phiên giao dịch cuối cùng của tháng 2 và tổng cộng Dow Jones giảm 3,5% trong tháng vừa qua. S&P 500 và Nasdaq giảm tương ứng 3,1% và 3,4%.
Kết thúc phiên 28/2, chỉ số Dow Jones giảm 166,15 điểm (-0,49%), xuống 33.892,60 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 10,71 điểm (-0,24%), xuống 4.373,94 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 56,78 điểm (+0,41%), lên 13.751,40 điểm.
Chứng khoán châu Âu lao dốc ngay khi mở cửa, nhưng đã đóng cửa chỉ còn mất điểm nhẹ, khi Nga và Ukraine tổ chức các cuộc đàm phán ngừng bắn.
Chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu đóng cửa giảm 0,15% sau khi giảm gần 2% trong phiên.
Trong tháng 2 này, chỉ số STOXX 600 đã mất 3,4% và giảm khoảng 9% so với mức cao kỷ lục vào tháng 1.
Các quan chức của Nga và Ukraine đã kết thúc các cuộc đàm phán hòa bình và sẽ trở lại thủ đô của họ để tham vấn thêm trước vòng đàm phán thứ hai, hãng tin RIA đưa tin.
Phiên này, cổ phiếu các ngân hàng khu vực đồng Euro giảm tới 5,7% với thiệt hại phần lớn từ các ngân hàng có tiếp xúc với Nga, bao gồm Ngân hàng Raiffeisen của Áo, UniCredit và Societe Generale, giảm từ 9,5% đến 14%.
Đáng chú ý khác là Tập đoàn năng lượng lớn BP niêm yết tại London giảm 4%, sau khi cho biết thoái toàn bộ 19,75% cổ phần đang nắm giữ tại Rosneft - công ty dầu khí thuộc sở hữu của Chính phủ Nga.
Các công ty năng lượng tái tạo như Vestas Wind và Orsted đã tăng hơn 10% khi đặt cược ngày càng tăng về việc dịch chuyển nguồn cung cấp khí đốt từ Nga.
Kết thúc phiên 28/2: Chỉ số FTSE 100 của London giảm 31,21 điểm (-0,42%), xuống 7.458,25 điểm, chỉ số DAX trên sàn Frankfurt giảm 106,21 điểm (-0,73%), xuống 14.461,02 điểm, chỉ số CAC 40 của Paris giảm 93,60 điểm (-1,39%), xuống 6.658,83 điểm.
Tại châu Á, chứng khoán Nhật Bản đảo chiều tăng nhẹ, khi các nhà đầu tư hy vọng vào một kết quả tích cực từ các cuộc đàm phán dự kiến giữa Nga và Ukraine.
Chứng khoán Trung Quốc nhích lên, được thúc đẩy bởi cổ phiếu nguyên liệu và năng lượng, khi xung đột Nga-Ukraine đẩy giá hàng hóa tăng cao.
Chứng khoán Hồng Kông giảm khi thành phố này chiến đấu với đợt bùng phát dịch Covid-19 ngày càng trầm trọng.
Chứng khoán Hàn Quốc đã tăng, cũng nhờ thông tin chính phủ Ukraine sẽ tổ chức các cuộc đàm phán với Nga.
Kết thúc phiên 28/2: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 50,32 điểm (+0,19%), lên 26.526,82 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 10,90 điểm (+0,32%), lên 3.462,31 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 54,16 điểm (-0,24%), xuống 22.713,02 điểm. Chỉ số KOSPI tại Hàn Quốc tăng 22,42 điểm (+0,84%), lên 2.699,18 điểm.
Giá vàng thế giới phiên ngày thứ Hai đã tăng vọt do ảnh hưởng từ đà leo thang của giá hàng hóa và sự không chắc chắn liên quan đến tình hình chiến sự tại Ukraine, dù Nga và Ukraine mới đây đã có vòng đàm phán đầu tiên để có thể kết thúc xung đột vũ trang.
Kết thúc phiên 28/2, giá vàng giao ngay tăng 19,7 USD lên 1.908,7 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 4 tăng hơn 4 USD lên 1.905,1 USD/ounce.
Giá dầu thô đã tăng vọt với việc dầu Brent đã thêm một lần vượt mốc 100 USD/thùng, do những lo ngại về nguồn cung sẽ bị thắt chặt hơn nữa, trong bối cảnh các lệnh trừng phạt Nga từ phương Tây ngày một nhiều hơn, đặc biệt sau khi chặn một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT.
Điều này có thể gây gián đoạn nghiêm trọng cho hoạt động xuất khẩu tất cả các mặt hàng của Nga, từ dầu mỏ đến ngũ cốc.
Kết thúc phiên 28/2, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ WTI tăng 4,13 USD (+4,31%), lên 5,72 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 3,06 USD (+3,03%), lên 100,99 USD/thùng.
Theo TNCK
https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/dam-phan-nga-ukraine-bat-dau-gioi-dau-tu-tai-chinh-dung-lai-quan-sat-post292021.html
- Lãi suất ngân hàng hôm nay 25/11/2024: Thêm ngân hàng tăng lần 2 trong tháng
- Chuyển sang xe điện để giảm ô nhiễm không khí, Việt Nam sẽ tiết kiệm 6,5 tỷ USD
- Từ hôm nay 23/11, lãi suất huy động cao nhất tăng lên 6,4%/năm
- Từ hôm nay 23/11, lãi suất huy động cao nhất tăng lên 6,4%/năm
- Lãi suất ngân hàng hôm nay 22/11/2024: Kỳ hạn 6 tháng ngân hàng nào cao nhất?
- Lãi suất ngân hàng hôm nay 21/11/2024: Loạt nhà băng trả lãi suất huy động từ 6%
- Lãi suất ngân hàng hôm nay 20/11/2024: Tăng mạnh kỳ hạn dưới 6 tháng
- Lãi suất ngân hàng 18/11/2024: Thêm nhà băng đua tăng lãi suất, vượt 6%/năm
- Lãi suất ngân hàng 18/11/2024: Thêm nhà băng đua tăng lãi suất, vượt 6%/năm