Dân 'kêu trời' vì TP.HCM dừng tách thửa, 2 Sở giải thích gì?
Người dân TP.HCM bức xúc vì các quận, huyện dừng thủ tục tách thửa đất có hình thành đường giao thông suốt 3 năm qua, nhưng đến nay thành phố chưa có hướng tháo gỡ.
UBND TP.HCM tổ chức họp báo định kỳ cung cấp thông tin về các vấn đề kinh tế - xã hội và phòng chống dịch trên địa bàn.
Về việc tách thửa, đại diện Sở QH-KT cho biết, Quyết định 60 năm 2017 của UBND TP.HCM quy định về diện tích tối thiểu để tách thửa, trong đó nêu quy định tách thửa đất ở, đất nông nghiệp, đất có nhiều mục đích và đất phi nông nghiệp.
Đại diện Sở QH-KT cho biết, khi Nghị định 148 ra đời có điều khoản khác với cơ sở lúc ban hành Quyết định 60 nên Sở có văn bản báo cáo UBND TP.HCM rà soát lại Quyết định 60 và điều chỉnh lại cho đúng tinh thần của Nghị định 148.
Đại diện Sở QH-KT TP.HCM nêu lý do dừng hướng dẫn thủ tục tách thửa có hình thành đường giao thông
NGUYỄN ANH
Cũng theo Sở QH-KT, trong Quyết định 60 của UBND TP.HCM nêu quy trình nội bộ, trách nhiệm của Sở QH-KT là hướng dẫn quận, huyện tổ chức lập điều kiện, bản vẽ khi tách thửa có hình thành đường giao thông.
Tuy nhiên, nội dung này đang trái Nghị định 148 năm 2020. Do vậy, khi Nghị định 148 ra đời thì Sở QH-KT báo cáo UBND TP.HCM và được chấp thuận tạm ngưng việc hướng dẫn nội bộ này. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến hàng loạt địa phương không giải quyết thủ tục tách thửa cho người dân.
Ngoài ra, UBND TP.HCM cũng giao Sở TN-MT phối hợp sở ngành rà soát lại Quyết định 60 để bổ sung điều kiện tách thửa có hình thành đường giao thông. Còn các thủ tục khác không hình thành đường giao thông thì vẫn thực hiện bình thường.
Thông tin về tiến độ rà soát, ông Võ Công Lực, Trưởng phòng Quản lý đất, Sở TN-MT cho biết chiều nay (12.10), Phó chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường nghe lại các ý kiến của các sở ngành.
Vì sao nhiều người dân TP.HCM 3 năm không được giải quyết thủ tục tách thửa đất?
Sở TN-MT đã xem xét góp ý, dự thảo đã hoàn thiện nhưng cần thêm một bước là lấy ý kiến người dân, tổ chức hội nghị phản biện xã hội. Sau đó, Sở TN-MT sẽ hoàn thiện lại để trình UBND TP.HCM xem xét nội dung này.
- Cảnh giác với chiêu trò mạo danh "phản biện xã hội" nhằm chống phá cách mạng Việt Nam
- Phản bác luận điệu xuyên tạc chủ trương của Đảng về xây dựng nền văn hóa
- Phản biện xã hội và vai trò của phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay
- Cảnh giác trước chiêu trò lợi dụng phản biện xã hội để chống phá
- Sàng lọc đảng viên - khó cũng phải làm
- Nâng “chất” giám sát, phản biện xã hội
- Giám sát, phản biện xã hội sớm từ cơ sở
- Nhận diện "giặc nội xâm" lãng phí
- Giám sát, phản biện xã hội sớm từ cơ sở