Đau ngực gần 20 năm vì nâng cấp ‘vòng 1’
Đến khám trong tình trạng đau nhức, cứng cả hai bên ngực, người phụ nữ lúc này mới biết túi ngực mà mình đặt 20 năm trước đã xơ hoá nặng và bị vỡ.
Một tháng trước, người phụ nữ 68 tuổi đến khám trong tình trạng đau nhức, cứng ngực. Người bệnh cho biết, khoảng 20 năm trước bà đặt túi ngực nước muối hai bên. Trong tháng đầu tiên sau phẫu thuật, bà đã cảm thấy đau ngực bên phải, tuy nhiên bác sĩ phẫu thuật không phát hiện bất thường, không can thiệp.
Theo thời gian, bà bắt đầu gặp những cơn đau ở ngực phải, đồng thời ngực trái ngày càng cứng và sưng dần, phát triển về phía nách, chảy xệ. Đến khi tình trạng càng trầm trọng bà mới quyết định đi khám.
Bác sĩ Ngọc đang phẫu thuật lấy túi ngực cho bệnh nhân. Ảnh: B.S
ThS.BS Trần Lê Hồng Ngọc - nguyên bác sĩ khoa Bỏng tạo hình thẩm mỹ Bệnh viện Trưng Vương (TPHCM) cho biết, kết quả chụp CT Scan cho thấy túi dịch dưới mô tuyến vú đã co rút, gấp nếp và hình thành bao xơ, hai ngực đều cứng và sa trễ độ 3-4. Các bác sĩ nghi ngờ vỡ trong bao ngực phải, có dịch tích tụ xung quanh túi nên quyết định phẫu thuật.
Khi mổ, bác sĩ phát hiện túi ngực nước muối bên phải đã vỡ, dịch màu nâu đỏ, có dấu hiệu hoại tử vô trùng. Túi ngực bên trái có chất dịch đục màu trắng sữa, vỡ vỏ túi ngực, các mảng canxi bám xung quanh.
“Rất may bệnh nhân được can thiệp kịp thời, tránh được nguy cơ nhiễm trùng nặng” - bác sĩ Ngọc nói. Sau phẫu thuật, bệnh nhân tỉnh táo, sức khỏe ổn định.
Bác sĩ Ngọc khuyến cáo, túi ngực nước muối hoặc silicone sau một thời gian dài có thể bị xơ hóa, rò rỉ hoặc vỡ, gây nguy cơ viêm nhiễm hoặc biến dạng ngực. Vì thế, những người đã đặt túi ngực trên 5 năm nên đi kiểm tra định kỳ, đặc biệt là khi có các triệu chứng như đau, sưng nề, túi lệch vị trí hoặc có cảm giác ngực không đều.
Một tháng trước, người phụ nữ 68 tuổi đến khám trong tình trạng đau nhức, cứng ngực. Người bệnh cho biết, khoảng 20 năm trước bà đặt túi ngực nước muối hai bên. Trong tháng đầu tiên sau phẫu thuật, bà đã cảm thấy đau ngực bên phải, tuy nhiên bác sĩ phẫu thuật không phát hiện bất thường, không can thiệp.
Theo thời gian, bà bắt đầu gặp những cơn đau ở ngực phải, đồng thời ngực trái ngày càng cứng và sưng dần, phát triển về phía nách, chảy xệ. Đến khi tình trạng càng trầm trọng bà mới quyết định đi khám.
Bác sĩ Ngọc đang phẫu thuật lấy túi ngực cho bệnh nhân. Ảnh: B.S
ThS.BS Trần Lê Hồng Ngọc - nguyên bác sĩ khoa Bỏng tạo hình thẩm mỹ Bệnh viện Trưng Vương (TPHCM) cho biết, kết quả chụp CT Scan cho thấy túi dịch dưới mô tuyến vú đã co rút, gấp nếp và hình thành bao xơ, hai ngực đều cứng và sa trễ độ 3-4. Các bác sĩ nghi ngờ vỡ trong bao ngực phải, có dịch tích tụ xung quanh túi nên quyết định phẫu thuật.
Khi mổ, bác sĩ phát hiện túi ngực nước muối bên phải đã vỡ, dịch màu nâu đỏ, có dấu hiệu hoại tử vô trùng. Túi ngực bên trái có chất dịch đục màu trắng sữa, vỡ vỏ túi ngực, các mảng canxi bám xung quanh.
“Rất may bệnh nhân được can thiệp kịp thời, tránh được nguy cơ nhiễm trùng nặng” - bác sĩ Ngọc nói. Sau phẫu thuật, bệnh nhân tỉnh táo, sức khỏe ổn định.
Bác sĩ Ngọc khuyến cáo, túi ngực nước muối hoặc silicone sau một thời gian dài có thể bị xơ hóa, rò rỉ hoặc vỡ, gây nguy cơ viêm nhiễm hoặc biến dạng ngực. Vì thế, những người đã đặt túi ngực trên 5 năm nên đi kiểm tra định kỳ, đặc biệt là khi có các triệu chứng như đau, sưng nề, túi lệch vị trí hoặc có cảm giác ngực không đều.
- Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?
- Người phụ nữ trẻ phát hiện mắc ung thư di căn từ dấu hiệu tưởng chừng đơn giản
- Nhiều loại ký sinh trùng tưởng tuyệt chủng bất ngờ xuất hiện lại ở Việt Nam
- Người phụ nữ trẻ phát hiện mắc ung thư di căn từ dấu hiệu tưởng chừng đơn giản
- Người đàn ông mất một nửa lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
- Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
- Người đàn ông mất một nửa lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
- Người bệnh tiểu đường bất ngờ khi nhân viên y tế đưa suất ăn có bát cơm đầy
- Người mẹ gây xôn xao khi mang 9 bào thai cùng một lúc