David Tran: Từ người đàn ông tị nạn đến từ Việt Nam đến tỷ phú đầu tiên của thị trường tương ớt tại Mỹ
45 năm sau khi đến Los Angeles, David Trần đã xây dựng Sriracha thành một doanh nghiệp trị giá hàng tỷ USD trên miền đất hứa nước Mỹ…
45 năm sau khi đến Los Angeles, David Trần đã xây dựng Sriracha thành một doanh nghiệp trị giá hàng tỷ USD trên miền đất hứa nước Mỹ…
Người đàn ông tị nạn đến từ Việt Nam, David Tran trở thành tỷ phú đầu tiên của thị trường tương ớt tại Mỹ
Tháng 12/1978, David Trần lúc đó 33 tuổi, đã rời Việt Nam với lượng vàng trị giá 20.000 USD vào thời điểm đó (~90.000 USD theo thời giá ngày nay) được cất giấu trong lon sữa đặc để tránh sự chú ý.
Đầu tiên, ông di chuyển bằng chuyên cơ đến Hồng Kông và sống trong trại tị nạn 8 tháng, sau đó ông chuyển đến Boston và 6 tháng sau, ông tiếp tục hành trình đến Los Angeles. Khi đến L.A, ông đã mua một tòa nhà rộng hơn 200m2 ở Khu Phố Tàu và bắt đầu thành lập công ty Huy Fong (tên chiếc chuyên cơ mà ông đã đi) để sản xuất một loại tương ớt có tên Sriracha, theo một công thức có nguồn gốc từ Thái Lan.
Hơn 4 thập kỷ sau, Sriracha đã có mặt tại các bàn ăn trên toàn thế giới. Theo công ty nghiên cứu thị trường NPD Group, cứ 10 nhà bếp ở Hoa Kỳ, sẽ có 1 nhà bếp xuất hiện chai tương ớt có logo hình gà trống và nắp bóp màu xanh lá cây (thiết kế của tương ớt Sriracha). Theo đó, sản phẩm này hiện đang đứng thứ 3 trên thị trường tương ớt trị giá 1,5 tỷ USD của Mỹ, chỉ sau Tabasco, thuộc sở hữu của gia đình McIlhenny từ năm 1868, và Frank's RedHot, của gã khổng lồ McCormick & Co.
Hiện nay, Huy Fong đang được định giá 1 tỷ USD, dựa trên doanh thu ước tính 131 triệu USD vào năm 2020, theo công ty nghiên cứu IBISWorld. Điều này đã giúp David Trần, người đàn ông Việt, 77 tuổi trở thành tỷ phú duy nhất trong ngành công nghiệp tương ớt của Mỹ. Và trong khi một số đối thủ cạnh tranh của Sriracha đã bị thâu tóm trong những năm gần đây, ông Tran chưa từng có kế hoạch bán lại “đứa con” của mình. Ông dự định sẽ truyền lại công việc kinh doanh cho hai người con của mình là William (47 tuổi) và Yassie (41 tuổi) đều đang làm việc cho công ty.
Điều ngạc nhiên là, Sriracha trở thành một thương hiệu khổng lồ mà không tốn một xu cho quảng cáo và không tăng giá bán buôn kể từ đầu những năm 1980. Nhà máy này vẫn sống sót sau hàng loạt biến động từ vụ kiện về mùi của nhà máy đến gần đây nhất là nhà máy phải tạm ngừng hoạt động do thiếu nguyên liệu sản xuất chính là ớt vì điều kiện khí hậu, song điều này cũng khiến doanh số bán lẻ tăng đột biến khi các tín đồ và các nhà hàng tích cực mua Sriracha để dự trữ.
HÀNH TRÌNH TRỞ THÀNH TỶ PHÚ TỰ THÂN CỦA DAVID TRAN
David Trần tại nhà máy của Huy Fong ở Irwindale, California năm 2014
David Tran sinh năm 1945 (thời kỳ Việt Nam chịu sự cai trị của thực dân Pháp) tại Sóc Trăng với cha là thương gia và mẹ là một bà nội trợ. Chỉ học hết tiểu học, năm 16 tuổi, ông theo anh trai chuyển đến Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh) để làm việc tại một cửa hàng bán hóa chất.
Sau đó, ông trở lại Sóc Trăng để học tiếp trung học, nhưng vừa học xong ông bị bắt đi lính. Tuy nhiên, ông chưa từng thực sự tham gia chiến đấu mà chủ yếu làm công việc nhà bếp trong quân đội. Năm 1975, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, ông cùng anh trai trồng ớt trên mảnh đất của mình ở phía đông bắc Sài Gòn và bắt đầu nghiên cứu cách làm tương ớt. Ông cho rằng các loại tương ớt khác trên thị trường chưa chạm đến hương vị thực sự của một loại tương ớt. Vì vậy, ông quyết định tự sản xuất và áp dụng những kiến thức về hóa chất có được để tạo ra một loại tương ớt giữ được vị tươi và cay.
“Tôi có ý tưởng này vì giá ớt tươi lên xuống liên tục. Vậy nên, nếu tôi có thể sản xuất tương ớt với mức giá phải chăng thì dù giá ớt có tăng hay giảm thì chúng tôi vẫn có một thị trường”.
Ban đầu, ông cùng với anh trai và bố vợ của mình tự sản xuất tương ớt tại nhà và đóng chai trong những chiếc lọ đựng thức ăn trẻ em được tái sử dụng do lính Mỹ bỏ lại. Nhưng đến năm 1978, Tran và gia đình của ông đã lên một chiếc chuyên cơ chở hàng để đến Hồng Kông. Tháng 1/1980, Tran cùng vợ và con trai chuyển đến Los Angeles, một phần vì anh rể của ông nói rằng họ có thể tìm thấy ớt tươi ở California. Sau đó, Trần đến Mỹ và thành lập Huy Fong vào tháng 2/1980, với biểu tượng sản phẩm là hình một con gà trống (con giáp năm sinh của ông)
David Tran bắt đầu hành trình bán Sriracha trên một chiếc xe tải Chevy màu xanh. Đến năm 1987, nhu cầu tăng cao đến mức ông phải chuyển Huy Fong đến một tòa nhà rộng hơn (76.000 m2) ở Rosemead, phía đông Los Angeles. Chưa đầy một thập kỷ sau, ông đã mua thêm một nhà máy rộng lớn ngay bên cạnh.
“Tôi muốn tiếp tục tạo ra những sản phẩm chất lượng tốt, như làm cho nước sốt cay hơn… và không nghĩ đến việc kiếm thêm lợi nhuận”, David Tran nói trong một cuộc phỏng vấn.
NHỮNG KHÓ KHĂN GIÚP HUY FONG NGÀY CÀNG LỚN MẠNH
Năm 2010, Huy Fong lại chuyển đến cơ sở hiện tại rộng gần 200.000 m2 ở Irwindale. Nhưng cùng với sự phát triển nhanh chóng của công ty, những thách thức mới đã đến: Năm 2013, thành phố Irwindale đã kiện Huy Fong về mùi ớt phát ra từ nhà máy đã gây khó chịu cho dân dư. Đối diện với bê bối này, David Tran đã mở cửa cho tất cả mọi người tham quan nhà máy. Và đến tháng 5/2014, chính quyền thành phố đã gỡ bỏ vụ kiện.
Bên cạnh đó, thành công vang dội của Sriracha cũng trải qua không ít sóng gió từ giải quyết những sản phẩm hàng giả trên thị trường đến bồi thường pháp lý với thiệt hại lên tới 23 triệu USD cho cho nhà cung cấp ớt độc quyền từ năm 1988. Gần đây nhất, họ đã phải tạm dừng nhà máy do thiếu hụt ớt trầm trầm trọng vì điều kiện thời tiết.
Khó khăn sau đó cũng qua đi và Huy Fong đã có thể quay trở lại tốc độ sản xuất 18.000 chai Sriracha/một giờ. Bên cạnh đó, công ty cũng sản xuất thêm hai loại tương ớt khác là: Sambal oelek (dựa trên công thức của Indonesia chỉ sử dụng ớt, muối và giấm) và tương ớt Chili garlic (tương tự nhưng thêm tỏi).
Trong hơn bốn thập kỷ, công thức thành công từ 4 nguyên liệu chính ớt, đường, muối, tỏi và giấm đã biến Huy Fong từ một công ty gia đình thành một doanh nghiệp có vốn hóa hàng tỷ USD
“Tôi có thể sử dụng những nguyên liệu rẻ tiền hơn hoặc quảng bá sản phẩm của mình để kiếm nhiều tiền hơn. Nhưng không! mục tiêu của tôi luôn là cố gắng tạo ra tương ớt cho người giàu với mức giá dành cho người nghèo”, vị tỷ phú người Việt nói.
- Người thay đại gia Lương Trí Thìn làm Chủ tịch tập đoàn Đất Xanh xuất thân thế nào?
- 'Vua thép' Trần Đình Long muốn làm thép cho đường sắt tốc độ cao
- nữ doanh nhân thành đạt nhất Việt Nam: Những bóng hồng không hề 'mềm yếu'
- Việt Nam sẽ có 10 tỷ phú USD: Doanh nhân nào giàu tiềm năng nhất?
- Tử hình “nữ doanh nhân” thành đạt ở Hà Tĩnh
- 1. Ông Lê Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
- Thư Chúc tết Giáp Thìn năm 2024
- Từ cậu bé nghèo chỉ được học hết cấp 3 đến đại gia ngành thực phẩm
- Đặng Khắc Vỹ - ông chủ kín tiếng ngân hàng Việt thuộc top lợi nhuận cao nhất