Đề xuất người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục dịp lễ 30-4, 1-5
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc hoán đổi ngày làm việc để dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5, người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục.
Việc hoán đổi ngày làm việc để người dân được nghỉ 5 ngày dịp 30-4, 1-5 sẽ giúp kích cầu du lịch và tiêu dùng xã hội. (Ảnh: TTXVN)
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có công văn gửi các cơ quan liên quan lấy ý kiến về đề xuất hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ 30-4 và ngày Quốc tế lao động 1-5 năm 2024.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết năm 2024, dịp nghỉ lễ 30-4 và ngày Quốc tế lao động 1-5 có ngày 29-4 (thứ Hai) nằm giữa ngày nghỉ lễ và ngày nghỉ hàng tuần.
Do đó, có ý kiến đề xuất hoán đổi ngày làm việc bình thường (29-4) và làm bù sang ngày khác để dịp nghỉ lễ 30-4 và ngày Quốc tế lao động 1-5, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục.
Theo quy định, khoản 3 Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019 chỉ giao Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ tết Âm lịch và Quốc khánh, không giao Thủ tướng quyết định các ngày nghỉ lễ, tết khác.
Tuy nhiên, nếu bố trí hoán đổi ngày làm việc bình thường (thứ hai, ngày 29-4) và làm bù sang ngày khác, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sẽ được nghỉ 5 ngày liên tục. Việc này giúp kích cầu du lịch và tiêu dùng xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Đồng thời, việc hoán đổi nói trên không làm thay đổi quỹ thời gian làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Do đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc hoán đổi thời gian làm việc nêu trên./.
- Chống lãng phí từ các dự án treo
- Cảnh giác với chiêu trò mạo danh "phản biện xã hội" nhằm chống phá cách mạng Việt Nam
- Phản bác luận điệu xuyên tạc chủ trương của Đảng về xây dựng nền văn hóa
- Phản biện xã hội và vai trò của phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay
- Cảnh giác trước chiêu trò lợi dụng phản biện xã hội để chống phá
- Sàng lọc đảng viên - khó cũng phải làm
- Nâng “chất” giám sát, phản biện xã hội
- Giám sát, phản biện xã hội sớm từ cơ sở
- Nhận diện "giặc nội xâm" lãng phí