Đề xuất phát triển 1,8 triệu căn nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2030
Bộ Xây dựng vừa trình Thủ tướng phê duyệt Đề án xây dựng hơn 1,8 triệu căn nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trong giai đoạn 2021-2030.
Theo đó, Đề án đặt mục tiêu hoàn thành 700 nghìn căn nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2025 và hoàn thành 1,1 triệu căn nhà ở xã hội giai đoạn năm 2025-2030. Việc phát triển nhà ở xã hội những năm tới sẽ tập trung tại các đô thị lớn, các trung tâm công nghiệp trên cả nước.
Bộ Xây dựng đề xuất phát triển 1,8 triệu căn hộ nhà ở xã hội.
Để thực hiện, Bộ Xây dựng đề xuất Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu sửa đổi Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Luật Đấu thầu, Luật Thuế… trong đó, tập trung sửa đổi các cơ chế chính sách cho nhóm người thu nhập thấp, quy định cụ thể về đối tượng, điều kiện thụ hưởng chính sách; tách riêng chính sách nhà lưu trú công nhân, nhà ở cho lực lượng vũ trang khi sửa Luật Nhà ở để có cơ chế khuyến khích phát triển.
Đồng thời, đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các địa phương lập quy hoạch, dành quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội, tạo thuận lợi trong chọn chủ đầu tư dự án, hoàn thiện các cơ chế ưu đãi của Nhà nước.
Về nguồn vốn thực hiện Đề án, Bộ Xây dựng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét bổ sung đề án phát triển nhà ở xã hội, cho công nhân vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và 2025-2030; giao Bộ Tài chính phối hợp Ngân hàng Chính sách xã hội trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phương án bảo lãnh phát hành trái phiếu của Ngân hàng Chính sách xã hội để huy động vốn cho cá nhân, hộ gia đình vay để mua, thuê mua nhà ở xã hội cho công nhân.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đẩy mạnh việc xây dựng các thiết chế công đoàn gồm nhà ở, nhà trẻ, siêu thị, y tế, giáo dục, các công trình văn hóa thể thao tại các khu công nghiệp, khu chế xuất; phấn đấu đến năm 2030, hoàn thành xây dựng khoảng 50 thiết chế công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trên cả nước.
Trước đó, tại Hội nghị trực tuyến thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp do Chính phủ tổ chức đầu tháng 8-2022, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành trên cơ sở báo cáo của các địa phương lập đề án xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp trong giai đoạn 2021-2030.
Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Xây dựng đã phối hợp với các bộ, ngành khẩn trương hoàn thiện dự thảo Đề án. Đề án gồm 7 phần chính, với đầy đủ các nội dung: Đánh giá thực trạng về cơ chế chính sách và kết quả phát triển nhà ở xã hội; nêu rõ một số tồn tại vướng mắc trong quá trình thực hiện; xác định nhu cầu về nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp và công nhân khu công nghiệp; kinh nghiệm quốc tế trong phát triển nhà ở xã hội; quan điểm, mục tiêu, giải pháp, đồng thời làm rõ vai trò trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan và các địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện Đề án…
Theo Bộ Xây dựng, đến nay, có 40 địa phương đã gửi báo cáo về Bộ. Tổng hợp báo cáo và nghiên cứu các chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của các địa phương đã được phê duyệt cho thấy, nhu cầu về nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp của các địa phương giai đoạn 2021-2030 vào khoảng 2,6 triệu căn và mục tiêu đề ra của các địa phương cho giai đoạn này là hoàn thành khoảng 1,8 triệu căn hộ.
(HNMO) - Bộ Xây dựng đang khẩn trương phối hợp các bộ, ngành hoàn thiện dự thảo Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà …
- Anh dân quân không tham của rơi, tìm người để trả
- Trục vớt, di dời quả bom M-118 thứ 3 tại quận Long Biên
- Thủ tướng Chính phủ đồng ý nghỉ 9 ngày liên tục trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- Cháy rừng ở Sóc Sơn ngày càng khó kiểm soát
- Lễ hội cây cảnh hoa giấy Phù Đổng - “Sắc hoa trên miền di sản”
- Khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine do căng thẳng leo thang
- Trách nhiệm, đồng lòng chống lãng phí
- Phân bổ 948 tỷ đồng (đợt 3) hỗ trợ khắc phục hậu quả cơn bão số 3
- Phân bổ 948 tỷ đồng (đợt 3) hỗ trợ khắc phục hậu quả cơn bão số 3