Đề xuất quy định chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra tỉnh, thành phố
Thanh tra Chính phủ đang dự thảo Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương \
Đề xuất quy định chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra tỉnh, thành phố
(Chinhphu.vn) - Thanh tra Chính phủ đang dự thảo Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo dự thảo, thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Thanh tra cấp tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra, hướng dẫn về nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
Thanh tra tỉnh dự thảo các văn bản thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra cấp tỉnh như sau: Thanh tra cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật; Nghị định số 24/2014/NĐ-CP; Nghị định số 107/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Dự thảo quyết định và các văn bản khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; dự thảo kế hoạch phát triển ngành; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh dự thảo văn bản về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; dự thảo kế hoạch thanh tra hàng năm trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng, tiêu cực sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc sở trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng, tiêu cực...
Tổ chức của Thanh tra cấp tỉnh
Thanh tra cấp tỉnh có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên và công chức khác.
Chánh Thanh tra tỉnh là người đứng đầu cơ quan Thanh tra cấp tỉnh, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Thanh tra cấp tỉnh.
Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Chánh Thanh tra cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sau khi tham khảo ý kiến của Tổng Thanh tra Chính phủ.
Ngoài ra, dự thảo cũng quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.
Tư Mộ
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam tại cửa khẩu
- Hệ thống hóa pháp luật để người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- Sửa quy định về sử dụng kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- Sửa đổi Luật Việc làm: Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
- Đường, cầu đường bộ có thời gian sử dụng tính hao mòn là 40 năm
- Đường, cầu đường bộ có thời gian sử dụng tính hao mòn là 40 năm
- Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2024