Đề xuất thí điểm mở rộng xây nhà ở thương mại trên đất nông nghiệp
Bộ trưởng TN&MT Đỗ Đức Duy trình bày tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm làm dự án nhà ở thương mại qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Chính phủ đề xuất thí điểm cơ chế trên trong 5 năm. Theo đó, đề xuất cho nhà đầu tư thực hiện dự án nhà ở thương mại với đất nông nghiệp; phi nông nghiệp không phải đất ở; đất ở và đất khác trong cùng thửa với trường hợp thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất.
Việc thực hiện dự án nhà ở thương mại phải phù hợp quy hoạch sử dụng đất cấp huyện hoặc nằm trong quy hoạch xây dựng, đô thị; kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương đã được phê duyệt.
UBND cấp tỉnh chấp thuận cho phép tổ chức kinh doanh bất động sản nhận chuyển quyền sử dụng đất với dự án thực hiện theo hình thức nhận quyền sử dụng đất.
Bộ trưởng TN&MT Đỗ Đức Duy trình bày tờ trình dự thảo Nghị quyết. Ảnh: Quốc hội
Chính phủ đề xuất với diện tích đất quốc phòng, đất an ninh đã được quy hoạch đưa ra khỏi đất quốc phòng, đất an ninh, phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở thì ưu tiên giao Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thực hiện dự án nhà ở thương mại.
Dự án này sẽ ưu tiên bán, cho thuê, cho thuê mua đối với cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang; phần diện tích nhà, đất còn lại (nếu có) được bán, cho thuê, cho thuê mua đối với các đối tượng khách hàng khác có nhu cầu theo quy định của pháp luật.
Trình bày thẩm tra dự thảo Nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết nhiều ý kiến cho rằng quy định về các loại đất được thực hiện thí điểm quá rộng, gồm đất trồng lúa, đất rừng (rừng đặc dụng, phòng hộ, rừng sản xuất), đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh...
Ủy ban Kinh tế đề nghị rà soát, làm rõ việc áp dụng cơ chế thí điểm qua thỏa thuận nhận quyền sử dụng hoặc đang có quyền sử dụng với các loại đất nêu trên.
Cơ quan thẩm tra lưu ý cần kiểm soát chặt chẽ nhằm bảo đảm không chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với đất lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất quốc phòng, đất an ninh với diện tích lớn, làm ảnh hưởng đến bảo vệ môi trường, an ninh lương thực, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày nội dung thẩm tra. Ảnh: Quốc hội
Ngoài ra, có ý kiến lo ngại việc cho phép thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất không phải là đất ở để thực hiện dự án nhà ở thương mại sẽ dẫn đến cơn sốt giá đất nông nghiệp và các loại đất khác. Việc này có thể gây ra nhiều khó khăn cho người dân và doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh, do không đủ khả năng tiếp cận để phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh và khó khăn cho Nhà nước khi cần thu hồi, đền bù đất.
Do đó, cơ quan thẩm tra cho rằng nên giới hạn phạm vi và quy định chặt chẽ hơn về điều kiện thực hiện thí điểm để có thể đánh giá các hệ quả phát sinh và có biện pháp để kịp thời khắc phục các vấn đề bất cập trong quá trình thực hiện thí điểm.
Ủy ban Kinh tế cũng đề nghị làm rõ nguyên tắc thực hiện với trường hợp có nhiều dự án đề nghị thực hiện thí điểm, nhất là tại một số địa phương có nhiều dự án đang vướng mắc, như Hà Nội, TPHCM. Có ý kiến đề nghị không quy định tiêu chí này để tránh phát sinh thủ tục hoặc tạo cơ chế "xin - cho".
- Từ hôm nay 1/12 áp dụng quy định mới về khuyến mại
- Gửi tiền ở đâu lãi suất từ 6%/năm?
- Lãi suất ngân hàng hôm nay 28/11/2024: Ồ ạt tăng lãi suất huy động
- Lãi suất ngân hàng hôm nay 27/11/2024: Thêm ngân hàng tăng mạnh lãi huy động
- Lãi suất ngân hàng hôm nay 25/11/2024: Thêm ngân hàng tăng lần 2 trong tháng
- Chuyển sang xe điện để giảm ô nhiễm không khí, Việt Nam sẽ tiết kiệm 6,5 tỷ USD
- Từ hôm nay 23/11, lãi suất huy động cao nhất tăng lên 6,4%/năm
- Từ hôm nay 23/11, lãi suất huy động cao nhất tăng lên 6,4%/năm
- Lãi suất ngân hàng hôm nay 22/11/2024: Kỳ hạn 6 tháng ngân hàng nào cao nhất?