Đi cấp cứu ngay khi vừa ngủ dậy vì căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao hơn ung thư
Thức giấc lúc 4h30 sáng, bà D. bỗng thấy khó thở kèm theo đau tức ngực xuyên ra sau lưng, chóng mặt, vã mồ hôi nhiều. Người nhà lập tức đưa bà đi cấp cứu.
Bệnh nhân là bà T.T.D., 71 tuổi, ở huyện Đại Từ, Thái Nguyên, được đưa vào khoa Cấp cứu - Can thiệp tim mạch Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, sáng sớm ngày 31/8.
Bác sĩ chẩn đoán bà bị nhồi máu cơ tim cấp thành sau dưới, nhiều huyết khối bám thành, với nhịp tim chậm 28 lần/phút (người khoảng 70 tuổi bình thường có nhịp tim từ 73-76 lần/phút), nguy cơ ngừng tim rất cao. Các bác sĩ nhanh chóng hội chẩn và quyết định đặt máy tạo nhịp tạm thời, thực hiện hút huyết khối, nong bóng, can thiệp đặt stent tái thông động mạch vành.
Sau khoảng 2 giờ thực hiện can thiệp dưới sự hỗ trợ của máy chụp mạch số hóa xóa nền DSA, bệnh nhân D. trở về trạng thái ổn định, nhịp tim, huyết động tốt; các triệu chứng khó thở, tức ngực, chóng mặt được cải thiện rõ ràng.
Tiến sĩ, bác sĩ Đặng Đức Minh, Phó trưởng khoa Cấp cứu - Can thiệp tim mạch, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, cho biết can thiệp tim mạch nói chung, đặt stent động mạch vành nói riêng là kỹ thuật khó, từng thao tác phải thật chuẩn xác và nhanh chóng để không bỏ lỡ “thời gian vàng” cứu sống người bệnh.
Đặt stent mạch vành là kỹ thuật hiện đại, người bệnh không cần gây mê, chỉ gây tê tại chỗ khi thực hiện thủ thuật. Bệnh nhân tỉnh táo suốt quá trình can thiệp, có thể trò chuyện được với bác sĩ và cảm nhận được tình trạng tiến triển trong thời gian can thiệp.
Nhồi máu cơ tim là tình trạng lưu lượng máu đến một phần cơ tim bị giảm hoặc ngừng hoàn toàn bởi cục huyết khối gây tắc nghẽn động mạch vành. Đây là một biến cố nghiêm trọng, gây thiếu máu cơ tim đột ngột và hoại tử vùng cơ tim bị thiếu máu.
Triệu chứng nhồi máu cơ tim cấp rất đa dạng, điển hình là đau thắt ngực và khó thở. Các triệu chứng bao gồm: Cảm giác nặng ngực hoặc thắt bóp trong tim; đau vùng ngực lan ra sau lưng, lên hàm hoặc cánh tay trái, kéo dài hơn vài phút hoặc có thể hết sau đó tái phát; khó thở; vã mồ hôi; buồn nôn và nôn; hồi hộp, cảm giác ngột thở; nhịp tim nhanh; mệt mỏi.
Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm có khoảng 200.000 người Việt tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong, cao hơn cả số ca tử vong vì ung thư hằng năm (khoảng 120.000 người, theo số liệu Globocan 2020).
- Bé gái 7 tuổi tử vong sau vài tiếng nhập viện ở Thanh Hóa
- Phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm sau khi vô tình đọc báo
- Bé 4 tuổi đi cấp cứu với tiên lượng tử vong do biến chứng đái tháo đường
- 4 triệu chứng ở chân cảnh báo bệnh tiểu đường đã nghiêm trọng
- Bộ Y tế đề xuất cấm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng
- 4 thực phẩm giúp giảm nguy cơ mắc nhiều loại ung thư
- Ngứa cảnh báo tình trạng nguy hiểm không chỉ là bệnh ngoài da khi trời hanh khô
- Căn bệnh khiến nhiều người không bao giờ tỉnh lại vào ngày hôm sau
- Bác sĩ trẻ phát hiện mắc ung thư giai đoạn cuối từ 2 dấu hiệu mờ nhạt