Điều kiện với F0, F1 đi làm khi thiếu người làm việc
PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng, đề xuất cho F0, F1 được đi làm trong thời gian cách ly là hợp lý. Tuy nhiên phải thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh.
Bộ Y tế vừa có ý kiến đề xuất Thủ tướng xem xét về việc cho người nhiễm SARS-CoV-2 (F0) và trường hợp tiếp xúc gần (F1) được đi làm trong thời gian cách ly.
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đánh giá đề xuất này là hợp lý.
Dù là F0, nhưng các nhân viên tại trạm y tế phường Ô Chợ Dừa (quận Đống Đa, Hà Nội) vẫn đến làm việc bình thường. Ảnh: T.Hà |
Theo ông, chúng ta đã thực hiện nới lỏng, hiện các trường hợp F0 và F1 nhiều nên có thể gây quá tải, không có người làm việc.
PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh, nới lỏng nhưng chưa thể buông xuôi, thả lỏng, phải chuyển từ việc cấm đoán sang kiểm soát rủi ro.
Ông cho rằng, Bộ Y tế đề xuất như vậy nhưng quyết định vẫn phải là các cơ quan, xí nghiệp, địa phương. Vì nếu không thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh, cả cơ quan đó nhiễm bệnh trở thành F0 hết thì sẽ không còn ai đi làm.
Ông Trần Đắc Phu lưu ý, các F0, F1 đi làm nhưng vẫn phải thực hiện các biện pháp phòng bệnh. Cụ thể là áp dụng 5K tối đa có thể để kiểm soát được sự lây nhiễm, giảm sự lây nhiễm trong cộng đồng càng tốt; mọi người vẫn phải theo dõi sức khỏe, nếu có triệu chứng cần xét nghiệm ngay và cần có những biện pháp điều trị, cách ly phù hợp.
Với một cơ quan, đơn vị, xí nghiệp cần có phương án, kịch bản như người nào giữ vị trí trọng yếu, người nào ở bộ phận nào được sắp xếp cho hợp lý để vừa có nhân lực phục vụ sản xuất, vừa vẫn phải phòng chống được dịch bệnh.
Ông nêu dẫn chứng, chúng ta cho nhập cảnh thì mới có du lịch, có du lịch thì khách sạn mới hoạt động, mở các dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, nhưng phải đồng bộ và dự phòng, nếu không có dự phòng thì chỉ một khâu nào đó, dịch bệnh bùng phát gây đứt chuỗi của lao động sản xuất.
Theo nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, hiện nay chủng Omicron chiếm ưu thế, đây là việc không thể cản được, nên chấp nhận sự lây lan, có thể cho lây lan để thay thế dần chủng Delta.
“Chủng Omicron có triệu chứng nhẹ, nhưng cũng phải cho lây chậm chứ không phải ồ ạt dễ dẫn đến quá tải hệ thống y tế, sẽ có nhiều người tử vong và diễn biến nặng. Chấp nhận cho sự lây lan nhưng phải kiểm soát được”, ông Phu nhấn mạnh.
Ông cũng cho hay, hiện nay chắc chắn Covid-19 sẽ trở thành bệnh lưu hành, nhưng thời điểm này thì chưa vì còn nhiều yếu tố chưa đạt được như việc lây nhiễm không ổn định, biến chủng, có thể bùng phát không kiểm soát được, quá tải hệ thống y tế làm ảnh hưởng đến xã hội; xã hội vẫn phải sử dụng những biện pháp để đáp ứng hơn mức bình thường so với các bệnh truyền nhiễm khác.
Đề cập số ca mắc Covid-19 tăng cao hàng ngày tại Hà Nội, ông Phu nêu ý kiến, thành phố vẫn đang kiểm soát được, nhưng cũng phải tiếp tục thực hiện các giải pháp hạn chế sự bùng phát mạnh.
Theo Vietnamnet.vn
https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/dieu-kien-voi-f0-f1-di-lam-khi-thieu-nguoi-lam-viec-820813.html
- Người phụ nữ trẻ phát hiện mắc ung thư di căn từ dấu hiệu tưởng chừng đơn giản
- Nhiều loại ký sinh trùng tưởng tuyệt chủng bất ngờ xuất hiện lại ở Việt Nam
- Người phụ nữ trẻ phát hiện mắc ung thư di căn từ dấu hiệu tưởng chừng đơn giản
- Người đàn ông mất một nửa lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
- Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
- Người đàn ông mất một nửa lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
- Người bệnh tiểu đường bất ngờ khi nhân viên y tế đưa suất ăn có bát cơm đầy
- Người mẹ gây xôn xao khi mang 9 bào thai cùng một lúc
- Bé gái 7 tuổi tử vong sau vài tiếng nhập viện ở Thanh Hóa